Triển khai mua một loạt các mẫu máy
tính xách tay yêu cầu nguồn linh kiện và linh kiện thay thế đáng tin
cậy, cũng như một nền tảng ổn định. Trong khi các công ty lớn đều cần
những tính năng này, chúng chắc chắn sẽ mang lại lợi ích cho doanh
nghiệp vừa và nhỏ. Càng ít thời gian bỏ ra để duy trì hệ thống, bạn
càng có thêm nhiều thời gian tập trung vào việc phát triển kinh doanh.
Hãy đọc thật kỹ những tính năng và thông số kỹ thuật của chiếc máy đang
tìm kiếm.
Các loại laptop
Laptop có rất nhiều kích cỡ khác nhau,
từ netbook cho tới loại thay thế cho máy desktop. Hiển nhiên, loại
laptop bạn cần phụ thuộc vào cách sử dụng nó như thế nào. Nếu thường
xuyên đi du lịch hoặc công tác xa, bạn nên tìm kiếm loại siêu nhẹ tiện
lợi cho việc xách máy đi với các dòng có màn hình kích cỡ 12-inch hoặc
13.3-inch hay 14-inch. Super-lightweight Ultrabooks – một thuật ngữ
Intel đã đăng ký bản quyền – là một danh mục mới về các mẫu máy tính
xách tay có thể dễ dàng mang đi bất kì đâu. Tuy nhiên, nó lại rất “nhạy
cảm” với khả năng kết nối và thiết bị ngoại vi, ví như thiếu ổ quang
bên trong.
Ultrabooks là loại laptop siêu mỏng và siêu nhẹ mới.
Nếu chiếc máy tính bạn đang tìm kiếm
chỉ đơn giản là để thay thế chiếc máy tính để bàn, vậy thì chiếc máy
17-inch sẽ làm rất tốt nhiệm vụ thay thế. Bên cạnh đó, người dùng cũng
có thể bỏ qua hầu hết các vấn đề, ngoại trừ khả năng bảo mật.
Tuổi thọ
Chắc chắn mọi người đều không muốn
khoản đầu tư đắt tiền của mình gặp trục trặc chỉ sau một khoảng thời
gian ngắn sử dụng. Một chiếc laptop được xây dựng vững chắc sẽ tiết
kiệm tiền trong thời gian sử dụng lâu dài.
Case: Độ vững chắc của
laptop như thế nào phụ thuộc khá nhiều vào kích cỡ và cách bạn sử dụng
nó. Vỏ làm từ chất dẻo là phù hợp đối với những loại laptop không di
chuyển nhiều. Tuy nhiên, chất dẻo lại có xu hướng dễ uốn cong – đặc
biệt là trên Ultrabooks và laptop mỏng và nhẹ khác. Hầu hết các nhà sản
xuất đều cường điệu hóa việc sử dụng nhôm và magiê để tăng độ chắc chắn
và cứng. Kim loại cũng có khả năng tỏa nhiệt tốt hơn nhiều so với nhựa.
Ổ Cứng: Thành phần dễ
bị thiệt hại nhất là ổ cứng – một cơ chế mỏng và đặc biệt dễ bị tổn hại
khi quay. Bất kì chiếc laptop phục vụ kinh doanh nào sử dụng ổ cứng
truyền thống đều có khả năng chống shock cũng như một bộ cảm biến có
thể dò tìm và phát hiện lổi ổ cứng trước khi chúng gây ảnh hưởng. Trong
một số trường hợp, ví như ổ Momentus FDE của Seagate, khả năng cảm biến
này xảy ra ngay bên trong ổ cứng.
Intel 510 Series SSD
Thay vào đó, một chiếc ổ SSD cũng là
một lựa chọn tốt, đặc biệt là bạn đang làm trong điều kiện nguy hiểm
(đối với laptop). SSD khá đắt đỏ, nhưng nó lại rẻ hơn rất nhiều so với
một dịch vụ khôi phục dữ liệu. Bên cạnh đó, trong khi các ổ cứng có
dung lượng cao 500GB và 750GB có thể gây ấn tượng về thông số kỹ thuật,
đối với một chiếc laptop đơn thuần chỉ dành cho công việc kinh doanh mà
không phải là giải trí, dung lượng cao như vậy thực sự không cần thiết
lắm.
Sử dụng một ổ có dung lượng nhỏ hơn cùng với một ổ cắm ngoài 2.5-inch dành cho mục đích giải trí là sự kết hợp hoàn hảo.
Bàn phím và Touchpad:
Xu hướng hiện đại của bàn phím dạng Breathable Keyboard có đôi chút vấn
đề (bất kỳ ai đã từng đổ cốc cafe lên bàn phím sẽ hiểu được vấn đề).
Bàn phím thông gió, dạng Breathable cho phép giải phóng nhiệt, không
khí và cả chất lỏng. Mặc dù sẽ mất một khoảng thời gian để chất lỏng
thấm xuống, bạn vẫn phải nhanh chóng tháo pin ra khi gặp sự cố như vậy.
Sau đó, hãy cố gắng xử lý tất cả mọi thứ được khô ráo.
Ngoài khả năng sống sót khi gặp sự cố,
người dùng cũng không nên đánh giá thấp những hiệu ứng mà bàn phím mang
lại cho bạn cũng như khả năng phản ứng của touchpad và các nút mỗi khi
cân nhắc mua laptop. Nếu phải gõ bàn phím nhiều, bàn phím với khả năng
phản ứng xúc giác tốt là lựa chọn cần thiết.
Hệ điều hành
Mặc dù các doanh nghiệp có xu hướng mua phiên bản Home
của hệ điều hành Microsoft Windows để tiết kiệm tiền, nhưng đây lại là
lựa chọn sai lầm. Phiên bản Home không có mã hóa, không hoạt động tốt
trên network domains, không sao lưu qua mạng mà không có hỗ trợ từ phần
mềm bên thứ 3 và không hỗ trợ đa ngôn ngữ.
Đây là vấn đề về domain ảnh hưởng tới
các doanh nghiệp lớn hơn nếu bạn không sử dụng mạng nào ngoài mạng
peer-to-peer và sử dụng phần mềm sao lưu của riêng mình, phiên bản Home
có thể đáp ứng được.
Ngoài ra, còn một vấn đề khác bạn cũng
nên chú ý. Nếu đang cố gắng gây ấn tượng với một khách hàng tiềm năng,
đừng để cho họ biết bạn đang sử dụng phiên bản Home của Windows 7.
Microsoft tận dụng đầy đủ các quy ước đặt tên để đáp ứng nhu cầu của
con người.
Bảo mật
Bảo mật rất quan trọng, nhưng đừng mua
sắm nhiều nếu không có gì để bảo vệ. Nếu có nhiều dữ liệu quan trọng
chứa trên máy tính xách tay, giống như hầu hết các doanh nghiệp thường
có, hãy thử cân nhắc tới việc kết hợp một trong những tính năng sau:
TPM: Trusted Platform
Module. Chip này cung cấp key mã hóa phần cứng, mật khẩu và các tính
năng khác, được sử dụng để khóa máy tính xách tay và giúp bảo mật mã
hóa. Kết hợp với BIOS, về cơ bản nó khóa cấu hình phần cứng trong máy
tính xách tay.
BitLocker: Với chuẩn này, dữ liệu được mã hóa ở mức độ volume (ví dụ như ổ C:). Nó có trong Windows 7 Ultimate và Enterprise, và làm việc một mình hoặc làm việc kết hợp với TPM.
Self-Encrypting Drive (SED): Những ổ này thực hiện khả năng mã hóa của mình nhưng dựa vào TPM, BIOS, hoặc một phần mềm để tạo mật khẩu.
Sử dụng tính năng quét vân tay.
Fingerprint scanner:
Quét vân tay sinh trắc học bảo mật hơn nhiều so với mật khẩu bởi dấu
vân tay không thể bị hack hoặc bị đánh cắp được, ít nhất không phải
trong trường hợp bạn bị ốm. Chúng cũng dễ dàng hơn rất nhiều bởi bạn
luôn mang ngón tay của mình theo thay vì phải nhớ mật khẩu.
Sử dụng quét vân tay
Smart card: Một Smart
card về cơ bản giống thẻ ra vào ở các tòa nhà nhưng trong trường hợp
này nó dành cho chiếc laptop của bạn. Đây có vẻ như cách bảo mật nhất
để khóa chiếc notebook, nhưng người dùng cần phải nhớ bỏ thẻ đó ra và
mang nó theo mình mỗi khi ra ngoài.
Tất cả các nhà cung cấp laptop doanh
nghiệp đều bao gồm các công cụ trên máy tính để người dùng có thể thiết
lập các tính năng bảo mật khác nhau.
Đồ họa, các cổng và kết nối
GPU: Trong hầu hết các
trường hợp, chip đồ họa rời không cần thiết lắm; đồ họa tích hợp với
CPU mới nhất cung cấp bởi Intel và AMD rất thích hợp cho các tác vụ
kinh doanh. Trường hợp ngoại lệ là một số vi xử lý Atom có trong
netbook bởi chúng không đáp ứng khả năng chạy mượt video 1080p.
Video Output: Nếu bạn
đang chuẩn bị thực hiện những bài thuyết trình bằng chiếc notebook của
mình, cả cổng màn hình ngoài và đồ họa cần phải “ăn khớp” với máy chiếu
hoặc màn hình sắp dùng.
Đầu ra VGA và HDMI là tiêu chuẩn – VGA
để tương thích cho màn hình lạc hậu và HDMI để có bức ảnh tốt nhất với
màn hình hiện đại. DisplayPort cũng cũng khá ổn, nếu thấy logo DP++,
điều này có nghĩa là bạn có thể xuất HDMI, DVI, và VGA bằng cách sử
dụng adapter.
WiDi, giao diện hiển thị Wireless của
Intel rất hữu dụng cho trình chiếu bởi nó không cần phải sử dụng cáp,
một thứ khá vướng víu trong một số trường hợp. WiDi adapter cắm ngoài
dành cho Tivi cũng rất cần thiết và có đôi chút lag giữa những gì bạn
thấy trên laptop và những gì bạn thấy trên màn hình.
Data Ports: Cổng eSATA
hoặc USB 3.0 sẽ nhanh chóng tăng tốc quá trình sao lưu cho toàn bộ ổ
cứng hoặc tải hoặc gỡ một lượng lớn dữ liệu. Nếu bạn phải xử lý nhiều
file hoặc dữ liệu, hãy sử dụng những cổng này. Nếu không, USB 2.0 cũng
ổn, nếu không tối ưu, đặc biệt là với thời điểm có rất nhiều giải pháp
sao lưu trực tuyến như hiện nay.
Wi-Fi: Ngày nay, hầu
hết các laptop đều hỗ trợ ít nhất là 801.11b/g/n Wi-Fi. Tuy nhiên, bạn
nên kiểm tra môi trường làm việc để xem nếu nó có sử dụng chuẩn 5GHz
802.11a hay không. Băng thông 5GHz giờ đây được sử dụng rất rộng rãi
trên rất nhiều router để tách biệt lưu lượng thành các mạng riêng.
802.11a là chuẩn khá hợp với laptop, mặc dù không phải lúc nào cũng cần
thiết.
Ethernet: Người dùng
vẫn có thể thấy 10/100 ethernet trên laptop và trong một số trường hợp
nó vẫn rất khả thi nhưng sự thực là nó đang biến mất rất nhanh. Gigabit
nhanh hơn và có thể truyền video HD trên mạng bận cũng như giúp việc
sao lưu mạng diễn ra nhanh hơn – hãy thử nó.
Bluetooth: Bluetooth
rất tiện dụng khi kết nối không dây điện thoại tới laptop để đồng bộ
các địa chỉ. Nó cũng cho phép người dùng cải thiện cho chiếc Bluetooth
headset yêu thích. Trong một số trường hợp, nó thậm chí còn cho phép
kết nối điện thoại và laptop và sử dụng kết nối dữ liệu của điện thoại.
Broadband: Nếu bạn
thường xuyên bị mất mạng Wi-Fi, một kết nối băng thông rộng giống như
trên điện thoại là điều nên sở hữu. Một số dòng laptop đã tích hợp ăng
ten băng thông rộng hoặc người dùng có thể sử dụng adapter bên trong.
Nếu không, bạn sẽ phải cần tới một chiếc USB dongle cho dịch vụ mình
đang dùng.
PC Card, Express slot:
Trong khi PC Card and Express slot đang dần biến mất khỏi các dòng
laptop chủ đạo, chúng vẫn có trong các dòng business. Nếu bạn sở hữu
những thiết bị đọc như smart card reader, hoặc Firewire card, hãy kiểm
tra xem chiếc laptop bạn mua có cổng cần thiết hay không.
SDHC/MMC: Đây chính là
cổng cho phép kết nối những thiết bị lưu trữ xách tay cũng như giúp nó
tải ảnh và video từ camera kỹ thuật số. Nếu bạn sử dụng nhiều ảnh và
video trong công việc kinh doanh, SDHC/MMC slot là tính năng cần thiết.
Thẻ nhớ sẽ rất hữu ích nếu bạn là người dùng máy Sony bởi hãng này sử
dụng định dạng riêng.
Port Adapters: Tất cả
các cổng trên chắc chắn sẽ mang lại tiện lợi cho người dùng khi được
tích hợp. Tuy nhiên, Wi-Fi, Ethernet, Bluetooth, và SDHC/MMC (cũng như
các loại thẻ khác) cũng được triển khai dễ dàng thông qua USB adapter
phù hợp.
Thiết bị ngoại vi
Chuột và tai nghe không dây, cũng như ổ
Flash và ổ quang là danh mục các thiết bị bạn nên cân nhắc mang theo
mỗi khi đi công tác. Hầu hết các nhà cung cấp laptop đều thích mỗi khi
bán các loại thiết bị này, nhưng người dùng vẫn có thể mua chúng ở rất
nhiều nơi với các loại mẫu mã khác nhau.
Chuột không dây: Nếu
bạn bỏ một lượng lớn thời gian làm việc trên máy tính xách tay, chuột
đi kèm sẽ giúp trải nghiệm trên desktop tốt hơn cũng như tăng tốc hiệu
suất làm việc.
Headphones: Headphones
hoặc tai nghe là rất quan trọng để có thể nghe được những gì đang xảy
ra trên máy tính khi bạn đang trên máy bay hoặc nơi có tiếng ồn lớn.
Ổ Flash: Ổ Flash là
thiết bị yêu thích để sao lưu và lưu trữ dữ liệu một cách bảo mật.
Người dùng có thể tìm thấy rất nhiều ổ đáp ứng được chuẩn FIPS để sao
lưu và bảo mật dữ liệu.
Ổ quang: Một số mẫu
laptop vẫn cunug cấp ổ quang bên trong và chúng là thiết bị cần thiết
để cài đặt một số phần mềm hoặc xem phim trên đĩa DVD hoặc đĩa Bluray.
Điều đáng nói là, công nghệ này đang ngày một “mờ” dần, và với các dịch
vụ truyền đa phương tiện cùng phát sinh kết nối băng thông rộng, bạn
hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu giải trí và cài đặt phần mềm mà không
cần ổ quang.
Trừ phi phải thường xuyên ghi đĩa cho khách hàng, bạn đã có thể loại bỏ chiếc ổ quang cắm ngoài ở nhà nếu không cần dùng tới.
Khả năng thay thế các bộ phận, độ ổn định của nền tảng
Các dòng laptop cho người dùng được sản
xuất, sau đó một thời gian lại có thêm những mẫu mới hơn ra mắt, ngay
cả khi chúng chỉ có đôi chút cải tiến về kiểu mẫu hoặc công nghệ. Sẽ
rất khó khăn để để tìm linh kiện thay thế cho chiếc laptop chỉ sau một
thời gian mua nó.
Các nhà phân phối quan tâm đặc biệt tới
những dòng laptop business nhằm đảm bảo rằng linh kiện dành cho chúng
luôn có sẵn trong một khoảng thời gian và những mẫu này không thay đổi
một cách đột ngột. Về cơ bản, thiết kế không bị thay thế trong vòng 3
đến 5 năm, và một số mẫu có thể được sản xuất trong vòng 2 năm.
Khoảng thời gian tồn tại lâu có nghĩa
là người dùng có thể chắc chắn việc thay thế linh kiện luôn có sẵn và
công ty của bạn không phải lo lắng về việc tương thích với những phiên
bản mới. Một đội ngũ máy tính cùng loại rẻ và dễ hỗ trợ hơn nhiều so
với các loại laptop khác nhau.
Latitudes của Dell và ThinkPads của
Lenovo là 2 dòng máy khá tốt để các doanh nghiệp sử dụng. Nếu muốn có
dòng ổn định hơn, bạn sẽ phải bỏ ra thêm chút tiền.
Bảo hành
Hầu hết các dòng laptop business hỗ trợ
thời gian bảo hành lâu hơn thời gian 1 năm so với các dòng cho người
dùng thông thường (thường là 3 năm, có lựa chọn lên 5 năm). 3 năm là
khoảng thời gian bảo hành đối với dòng notebook cho doanh nghiệp nhỏ
bởi dòng này có xu hướng dễ bị thay thế bởi những dòng hiện đại hơn.
Tuy nhiên, 5 năm cũng không đủ để đảm
bảo cho các dòng máy, đặc biệt khi ngày nay với việc khả năng thực hiện
phải đáp ứng rất nhiều tác vụ trong một ngày làm việc.
Dịch vụ
Các doanh nghiệp thường để cho phòng IT
của mình giải quyết những dịch vụ liên quan, nhưng doanh nghiệp nhỏ hơn
lại cần tới các nhà sản xuất – có hỗ trợ qua điện thoại 24/7 hay những
dịch vụ trực tuyến. Những loại hình dịch vụ này rất quan trọng đối với
người hay phải đi công tác và không có dịch vụ như vậy cho dòng laptop
consumer, ngoại trừ những mẫu laptop được cung cấp bởi các nhà bán lẻ.
Điều cốt lõi khi mua dịch vụ chính xác
là dịch vụ này phải giải quyết được những trường hợp xấu nhất. Trong
trường hợp phải công tác ở một thành phố xa lạ, nơi bạn không nói được
tiếng bản ngữ, có lẽ dịch vụ hỗ trợ trực tuyến là điều vô cùng ý nghĩa.
Nếu không phải đi công tác xa và có rất nhiều trung tâm hỗ trợ lân cận
khu vực bạn sống, mua những dịch vụ như vậy có vẻ hơi thừa.
Lamle (Theo Pcworld) |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét