Một số khái niệm cơ bản cần biết về Search Engine Optimization - SEO (phần 3)
6. Tính năng bổ sung trực quan và SEO
Như đã đề cập ở trên, công cụ tìm kiếm chưa có phương tiện index trực
tiếp những tính năng bổ sung như hình ảnh, âm thanh, phim ảnh flash và
javascript. Thay vào đó, chúng phụ thuộc vào bạn để cung cấp các đoạn mô
tả và dựa vào đó có thể index các tập tin này. Trong một nghĩa nào đó,
tình hình cũng tương tự như các văn bản của 10 năm trước – bạn sẽ cung
cấp một mô tả trong thẻ meta, sau đó công cụ tìm kiếm
sử dụng chúng để index và xử lý trang web của bạn. Nếu công nghệ tiếp
tục tiến bộ, một ngày nào đó công cụ tìm kiếm có thể index hình ảnh,
phim... sẽ không còn là một giấc mơ.
6.1 Image
Hình ảnh là một phần thiết yếu của bất kỳ website và theo quan điểm
của các nhà thiết kế đây là một mục bắt buộc cho tất cả các trang web.
Tuy nhiên, ở đây các nhà thiết kế và công cụ tìm kiếm là hai cực khác
nhau bởi đối với search engine, mọi thông tin được che giấu trong hình
ảnh sẽ biến mất. Khi làm việc với nhà thiết kế, đôi khi phải mất một
thời gian để giải thích cho họ rằng bắt buộc cần phải có liên kết văn
bản (với các văn bản neo thích hợp) rõ ràng thay vì những hình ảnh. Đó
có thể là điều khó khăn khi muốn tìm sự cân bằng hiệu suất giữa nghệ
thuật và thân thiện với SEO, nhưng kể từ khi ngay cả những trang web hay
nhất cũng biến mất trong không gian mạng nếu nó không được công cụ tìm
kiếm tìm thấy, một thỏa hiệp về sự xuất hiện trực quan là không thể
tránh.
Sau những gì chúng ta đã nói, không có nghĩa là bỏ qua toàn bộ hình
ảnh, và với ngày nay chắc chắn đó là điều không thể, bởi kết quả là
trang web sẽ trở nên mất thẩm mĩ. Thay vào đó, hình ảnh nên được sử dụng
cho việc minh họa và trang trí, chứ không phải để điều hướng hay tệ hơn
– là để hiển thị văn bản (ví dụ trong một font chữ lạ mắt). Và quan
trọng nhất – trong thuộc tính của thẻ ,
luôn luôn cung cấp một văn bản mô tả có ý nghĩa cho hình ảnh. Đặc điểm
kỹ thuật của HTML không yêu cầu điều này, nhưng với công cụ tìm kiếm thì
nó hết sức quan trọng. Ngoài ra, bạn cần đặt những tên có ý nghĩa cho
hình ảnh thay vì chung chung như image1.jpg, image2.jpg, imageN.jpg... ví dụ về một tập tin hình ảnh có thông tin về tên và cung cấp đầy đủ thuộc tính alt: . Chú ý rằng không dùng quá 20 từ trong các thẻ bởi điều này sẽ bị nghi ngờ hiện tượng “nhồi nhét” từ khóa.
6.2 Hình ảnh động và phim ảnh
Tình huống với hình ảnh động và phim ảnh cũng tương tự như với hình
ảnh ở trên. Chúng có giá trị theo quan điểm của các nhà thiết kế nhưng
không được cảm tình của công cụ tìm kiếm. Dễ thấy rằng tạo một trang
giới thiệu flash ấn tượng ngay trên trang chủ của website vẫn còn khá
phổ biến, nhưng bạn không thể tưởng tượng rằng đó là điều bất lợi với
search engine – là kẻ thù số một của đỉnh cao trong bảng xếp hạng. Thậm
chí còn tệ hơn nếu chúng ta sử dụng flash để kể một câu chuyện mà có thể
được viết bằng văn bản đơn giản, việc crawl và index bởi công
cụ tìm kiếm sẽ rất chậm. Một cách giải quyết là cung cấp cho search
engine một phiên bản HTML của phim flash nhưng trong trường hợp chắc
chắn rằng bạn đã loại trừ bộ phim flash gốc từ việc index (điều này được
thực hiện trong tập tin robots.txt *), nếu không bạn sẽ bị trừ điểm vì nội dung trùng lặp.
Có tin đồn rằng Google đang xây dựng một công nghệ tìm kiếm mới sẽ
cho phép tìm kiếm bên trong hình ảnh động và phim ảnh, các định dạng
.swf sẽ chứa siêu dữ liệu mới có thể được sử dụng bởi cỗ máy tìm kiếm.
Nhưng tốt hơn hết bạn nên hạn chế sử dụng quá nhiều Flash hoặc ít nhất
là cung cấp một mô tả văn bản mô tả cho bộ phim bằng thẻ .
6.3 Frames
Việc sử dụng frame sẽ khiến các trang web chạy chậm
lại, nhưng công nghệ này đã dần biến mất cách đây 5 hoặc 10 năm. Trước
đây các nhà thiết kế thường sử dụng thẻ này, nhưng với công cụ tìm kiếm
thì không. Bọ tìm kiếm gặp khó khăn khi index các trang sử dụng frame
bởi URL của website không thay đổi dù bất kỳ frame nào được mở. Đối với
search engines điều này là một cú sốc bởi thực tế có thể có nhiều trang
cùng tồn tại trên một URL, trong khi đó với search engines thì mỗi URL
chỉ là một trang. Tất nhiên, công cụ tìm kiếm có thể lần theo các liên
kết tới trang web khác trong frameset và index chúng, nhưng đó vẫn là
một trở ngại lớn để xếp hạng website.
Nếu vẫn muốn sử dụng các frame, hãy đảm bảo rằng bạn luôn cung cấp một mô tả có ý nghĩa cho trang web trong thẻ</strong>. Dù là với người mới bắt đầu, chúng ta chỉ cần ghi nhớ thẻ <strong><noframes> </strong>là
nơi để gán một phiên bản thay thế (hay ít nhất bao gồm sự mô tả ngắn
gọn) cho trang web của mình trên công cụ tìm kiếm và trình duyệt không
hỗ trợ frame. Chẳng hạn: <em><noframes> <p> Website này xem
tốt nhất trên trình duyệt hỗ trợ frame.</p><p>Website
QuanTriMang cung cap cac kien thuc tin hoc mien phi nhu mang LAN, WAN,
Internet. Cac kien thuc ve he dieu hanh may chu, Mail server va he thong
mang,...</p>
6.4 JavaScript
JavaScript là một ngôn ngữ lập trình kịch bản dựa trên đối tượng được
phát triển từ các ý niệm nguyên mẫu. Trên trình duyệt, rất nhiều trang
web sử dụng JavaScript để thiết kế trang web động và một số hiệu ứng
hình ảnh thông qua DOM. JavaScript được dùng để thực hiện một số tác vụ
không thể thực hiện được với chỉ HTML như kiểm tra thông tin nhập vào,
tự động thay đổi hình ảnh,... Vốn dĩ HTML không phải là một ngôn ngữ lập
trình cho việc xây dựng các ứng dụng web, không ai có thể sử dụng HTML
để xử lý bằng văn bản một cơ sở dữ liệu hoặc thậm chí đối với session
lưu trữ thông tin.
Hiện nay công cụ tìm kiếm chỉ bỏ qua JavaScript mà chúng gặp phải
trên một trang. Nếu bạn có liên kết bên trong các mã JavaScript, rất có
thể sẽ không được spider *. Thứ hai, nếu JavaScript nằm trong tập tin HTML (chứ không phải trong các tập tin .js
được gọi khi cần thiết) này thì bản thân tập tin HTML và spider có thể
chỉ bỏ qua nó và di chuyển tới trang web tiếp theo. Bạn có thể sử dụng
thẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét