Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2011

Bảo mật Wi-Fi từ những bước cơ bản


Wi-Fi vốn dĩ rất dễ bị tấn công và bị nghe lén, nhưng nó vẫn có thể được bảo mật nếu bạn sử dụng nó hợp lý. Vậy, hãy thực hiện theo những điều nên và không nên sau đây để giúp cho mạng không dây nhà bạn được an toàn hơn.
Bảo mật Wi-Fi từ những bước cơ bản

1. Không nên sử dụng WEP

Bảo mật WEP (wired equivalent privacy) từ lâu đã chết. Khả năng mã hóa của nó có thể dễ dàng và nhanh chóng bị phá vỡ bởi hầu hết các hacker không chuyên. Do vậy, bạn không nên sử dụng WEP một chút nào cả. Nếu đang sử dụng, hãy nâng cấp ngay lên WPA2 (Wi-Fi protected access) với chứng thực 802.1X. Nếu mới được cho một chiếc router wifi hoặc access point không hỗ trợ WPA2, hãy thử cập nhật firmware hoặc đơn giản nhất là thay thiết bị mới.

2. Không nên sử dụng WPA/WPA2-PSK

Chế độ pre-shared key (PSK) của WPA và WPA2 không được bảo mật đối với môi trường doanh nghiệp cho lắm. Khi sử dụng chế độ này, cần phải điền key PSK cho mỗi thiết bị phát wifi. Do đó, key này cần được thay đổi mỗi lần một nhân viên rời khỏi công ty và khi một thiết bị phát bị mất hoặc bị trộm – những điều vẫn chưa thực sự được chú trọng với hầu hết các môi trường doanh nghiệp.

3. Triển khai 802.11i

Chế độ EAP (extensible authentication protocol) của bảo mật WPA và WPA2 sử dụng chứng thực 802.1X thay vì dùng PSKs, cung cấp cho khả năng đưa cho mỗi người dùng hoặc thiết bị một thông tin đăng nhập riêng: tên người dùng và mật khẩu hoặc một chứng thực điện tử.
Các key mã hóa thực sự sẽ thường xuyên được thay đổi và trao đổi “âm thầm” trong background. Do đó, nếu muốn thay đổi hoặc có thay đổi về nhân sự, tất cả những gì bạn cần phải làm là điều chỉnh thông tin đăng nhập ở server tập trung, thay vì thay đổi PSK ở mỗi thiết bị. Key PSK cũng ngăn chặn người dùng khỏi việc nghe trộm lưu lượng mạng của người khác – một công việc rất dễ thực hiện với những công cụ như add-onFiresheep của Mozilla Firefox hay ứng dụng DroidSheep dành cho Google Android.
Bảo mật Wi-Fi từ những bước cơ bản
Hãy nhớ trong đầu rằng, để có được bảo mật cao nhất có thể, bạn nên sử dụng WPA2 với 802.1X, hay 802.11i.
Để kích hoạt chứng thực 802.1X, bạn cần phải có một server RADIUS/AAA. Nếu đang chạy Windows Server 2008 hoặc cao hơn, hãy cân nhắc sử dụng Network Policy Server (NPS) hoặc Internet Authenticate Service (IAS) (hay phiên bản server trước đó). Nếu bạn không chạy Windows Server, bạn có thể sử dụng server mã nguồn mở FreeRADIUS.
Bạn có thể áp dụng cài đặt 802.1X cho các thiết bị qua Group Policy nếu đang chạy Windows Server 2008 R2. Nếu không, hãy thử cân nhắc sử dụng một giải pháp bên thứ 3 nào đó để cấu hình thiết bị.

4. Thực hiện cài đặt bảo mật 802.1X

Chế độ EPA của WPA/WPA2 vẫn có khả năng bị tấn công bởi các hacker bán chuyên. Tuy nhiên, bạn có thể ngăn chặn chúng tấn công bằng cách bảo mật cài đặt EAP cho thiết bị. Ví dụ, trong cài đặt EAP cho Windows, bạn có thể kích hoạt chế độ xác nhận chứng thực server bằng cách chọn chứng thực CA, gán địa chỉ server và disable nó khỏi việc hỏi người dùng trust server mới hoặc xác thực CA.
Bạn có thể áp dụng cài đặt 802.1X cho các thiết bị qua Group Policy hoặc sử dụng giải pháp bên thứ 3, ví như Quick1X của Avenda.

5. Nên sử dụng một hệ thống ngăn chặn xâm nhập trái phép vào mạng không dây

Bảo mật mạng không dây là điều nên làm thay vì tập trung vào đánh bại những kẻ cố gắng chiếm quyền truy cập vào mạng của bạn. Ví dụ, hacker có thể thiết lập một điểm truy cập ảo hoặc thực hiện tấn công DOS – denial-of-service. Để có được khả năng dò tìm và đánh bại những kiểu tấn công như vậy, bạn nên triển khai một hệ thống ngăn chặn xâm nhập mạng không dây (WIPS). Thiết kế và phương pháp được sử dụng trong WIPS khác biệt theo từng nhà sản xuất nhưng nhìn chung chúng có thể giám sát mạng, thông báo cho người dùng và có thể ngăn chặn điểm truy cập ảo hay các hoạt động mã độc.
Bảo mật Wi-Fi từ những bước cơ bản
Có rất nhiều nhà sản xuất hiện đang cung cấp giải pháp WIPS, ví như AirMagnet và AirTight Neworks. Bạn cũng có thể tìm tới các sản phẩm mã nguồn mở, tiêu biểu là Snort.

6. Nên triển khai NAP hoặc NAC

Ngoài việc sử dụng 802.11i và WIPS, bạn nên cân nhắc tới việc triển khai giải pháp Network Access Protection (NAP – bảo vệ truy cập mạng) hoặc Network Access Control (NAC – quản lý truy cập mạng). Chúng sẽ cung cấp thêm khả năng quản lý truy cập mạng, dựa vào nhận dạng thiết bị với các policy đã được đặt trước. Chúng cũng bao gồm một chức năng để cách ly những thiết bị có vấn đề và sửa chữa để thiết bị có thể nhanh chóng quay trở lại làm việc.
Một số giải pháp NAC có khả năng bao gồm chức năng dò tìm và ngăn chặn xâm nhập vào mạng, nhưng bạn sẽ phải kiểm tra xem nó có cung cấp khả năng chuyên biệt về bảo vệ mạng không dây hay không.
Nếu đang chạy Windows Server 2008 trở lên và Windows Vista/7 đối với thiết bị, bạn có thể sử dụng chức năng NAP của Microsoft. Nếu không, hãy tìm tới những giải pháp do bên thứ 3 cung cấp, ví như PacketFence.

7. Không nên tin tưởng SSID ẩn

Một trong những lời đồn về bảo mật mạng không dây là disable truyền phát SSID của các điểm truy cập sẽ giúp ẩn mạng của bạn hay ít nhất là tạo SSID an toàn khiến hacker khó phá. Tuy nhiên, cách này chỉ giúp gỡ bỏ SSID khỏi điểm truy cập. Nó vẫn có trong chứa yêu cầu 802.11 và trong một số trường hợp, nó còn có trong yêu cầu dò mạng và các gói trả lời. Do đó, một hacker hay kẻ nghe lén nào đó có thể dễ dàng và nhanh chóng phát hiện ra SSID ẩn – đặc biệt là ở mạng bận – với tính năng phân tích mạng không dây hợp pháp.
Một số người tranh luận là tắt truyền phát SSID vẫn cung cấp thêm tầng bảo mật cho mạng, nhưng bạn cũng hãy nhớ luôn rằng nó có khả năng gây ra ảnh hưởng tiêu cực lên cấu hình và khả năng thực hiện của mạng. Bạn sẽ phải nhập thủ công SSID vào các thiết bị, tiếp đến là cấu hình thiết bị. Nó cũng có thể gây ra việc tăng những yêu cầu thăm dò và gói tin trả về, giảm lượng băng thông hiện có.

8. Không nên tin tưởng lọc địa chỉ MAC

Lời đồn khác về bảo mật mạng không dây là kích hoạt tính năng lọc địa chỉ MAC sẽ giúp có thêm được một tầng bảo mật, quản lý các ứng dụng kết nối với mạng. Điều này có đôi chút chính xác, nhưng hãy nhớ rằng hacker có thể dễ dàng theo dõi mạng của bạn để lấy địa chỉ MAC hợp pháp, sau đó chúng sẽ thay đổi địa chỉ Mac cho máy của chúng.
Bảo mật Wi-Fi từ những bước cơ bản
Do vậy, bạn không nên triển khai khả năng lọc địa chỉ MAC với suy nghĩ chúng sẽ giúp ích cho bảo mật của mình, nhưng có thể là một cách quản lý các thiết bị, máy tính người dùng cuối mang đến công ty và kết nối với mạng. Bạn cũng nên chú ý tới những vấn đề quản lý có khả năng nảy sinh để giữ cho danh sách MAC luôn được cập nhật.

9. Nên hạn chế người dùng SSID có thể kết nối

Rất nhiều nhân viên quản trị mạng đã bỏ qua một nguy cơ có vẻ như đơn giản nhưng lại có độ nguy hiểm cao: người dùng nhận thức được hoặc không nhận thức được việc kết nối tới mạng không dây của hàng xóm hoặc điểm truy cập không rõ ràng, mở ra cơ hội xâm nhập vào máy đối cho hacker. Tuy nhiên, lọc SSID là một cách có khả năng ngăn chặn được việc này. Ví dụ, trong Windows Vista (hay các phiên bản cao hơn), bạn có thể sử dụng lệnh netsh wlan để thêm bộ lọc vào những người dùng SSID muốn xem và kết nối. Đối với máy tính để bàn, bạn có thể từ chối tất cả các SSID ngoại trừ mạng của công ty. Đối với máy xách tay, nhân viên IT chỉ có khả năng từ chối SSID của mạng hàng xóm, cho phép chúng vẫn kết nối với điểm truy cập hay mạng gia đình.

10. Nên bảo vệ các thiết bị mạng

Hãy nhớ, bảo mật máy tính không phải là công nghệ và mã hóa mới nhất. Bảo vệ vật lý cho các thiết bị mạng cũng rất quan trọng. Hãy chắc chắn rằng các thiết bị access point được đặt xa khỏi tầm với, ví như ở trên trần giả hoặc thậm chí là cho nó vào một vị trí an toàn rồi sử dụng ăng ten để có được sóng tối ưu. Nếu không được bảo mật, ai đó có thể dễ dàng cài đặt lại access point về với cài đặt gốc của nhà sản xuất để mở truy cập.

11. Đừng quên bảo vệ các thiết bị di động

Các mối lo ngại về bảo mật mạng không dây không chỉ dừng ở đây. Người dùng sở hữu smartphone, máy xách tay và máy tính bảng có thể được bảo vệ ngay tại chỗ. Tuy nhiên, khi họ kết nối với các điểm truy cập Wi-Fi miễn phí hoặc kết nối với router không dây gia đình thì sao? Bạn nên đảm bảo rằng các kết nối mạng Wi-Fi khác cũng được bảo mật nhằm ngăn chặn xâm nhập trái phép hoặc hacker nghe lén.
Bảo mật Wi-Fi từ những bước cơ bản
Dẫu vậy, không dễ dàng gì để chắc chắn các kết nối Wi-Fi ngoài luôn được bảo mật. Bạn sẽ phải kết hợp việc cung cấp, yêu cầu sử dụng các giải pháp và tuyên truyền cho người dùng về các nguy cơ bảo mật cùng với các phương pháp ngăn chặn.
Trước hết, tất cả các mẫu laptop và netbook sẽ phải kích hoạt tường lửa cá nhân (ví như Windows Firewall) để ngăn chặn xâm nhập trái phép. Bạn có thể thực thi điều này qua Group Policy (nếu đang chạy Windows Server) hoặc sử dụng một giải pháp nào đó, ví như Windows Intune để quản lý các máy tính không có trong miền.
Tiếp đến, bạn sẽ phải chắc chắn rằng lưu lượng Internet của người dùng đã được mã hóa khi họ ở một mạng khác bằng cách cung cấp truy cập VPN vào mạng doanh nghiệp. Nếu không muốn sử dụng VPN trong trường hợp này, có thể cân nhắc tới các dịch vụ khác như Hotspot Shield hoặc Witopia. Đối với các thiết bị iOS (iPhone, iPad, iPod Touch) và Android, bạn có thể sử dụng ứng dụng VPN của chúng. Tuy nhiên, đối với thiết bị BlackBerry và Windows Phone 7, bạn sẽ phải thiết lập và cấu hình server message với thiết bị này để có thể sử dụng VPN của chúng.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên đảm bảo rằng tất cả các dịch vụ liên quan tới mạng đều được bảo mật, đề phòng trường hợp người dùng không sử dụng VPN khi đang truy cập từ mạng công cộng hay một mạng không đáng tin cậy. Ví dụ, nếu bạn cung cấp quyền truy cập email (qua ứng dụng hoặc trên web) ở bên ngoài mạng LAN, WAN hoặc VPN, hãy chắc chắn rằng bạn có sử dụng mã hóa SSL để ngăn chặn hacker nghe lén và trộm thông tin đăng nhập quan trọng hay các message cá nhân.

Một số công cụ quản trị từ xa miễn phí trên Windows & Ubuntu

Không thể phủ nhận vai trò tích cực của các công cụ quản trị từ xa trong việc hỗ trợ quản trị hệ thống mạng, làm việc cộng tác qua mạng nội bộ hay Internet. Nhưng làm thế nào để có thể sử dụng các công cụ đó một cách thoải mái mà không lo đến vấn đề bản quyền phần mềm. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ cùng các bạn một số công cụ quản trị từ xa được phân phối miễn phí.

1. Remote Desktop

Là một chức năng có sẵn trên các hệ điều hành Windows, Remote Desktop giúp người sử dụng dễ dàng quản trị từ xa chỉ với vài thao tác đơn giản. Đầu tiên, trên máy chủ (là máy tính cho phép máy trạm quản trị nó từ xa), bạn kích chuột phải vào biểu tượng My Computer trên desktop, chọn Properties. Trên tab Remote, ở khung Remote Desktop, bạn đánh dấu chọn mục Allow users to connect remotely to this computer để cho phép máy trạm quản trị máy tính này từ xa. Theo mặc định, user đang đăng nhập hiện tại sẽ được phép quản trị từ xa, nếu muốn chỉ định các user khác, bạn bấm nút Select Remote Users. Sau khi hoàn thành, bạn bấm nút OK.
Tiếp theo, trên máy trạm, bạn vào menu Start > Programs > Accessories > Communications > Remote Desktop Connection. Tiếp theo, bạn điền tên máy chủ hoặc địa chỉ IP tương ứng và bấm nút Connect. Sau cùng, bạn điền username và password đăng nhập vào máy chủ để bắt đầu quản trị từ xa.

2. TeamViewer

TeamViewer là phần mềm hoạt động đúng như tên gọi của nó. Có nghĩa rằng, những người trong cùng một đội có thể làm việc cộng tác với nhau qua Internet. Khi người A làm việc, người B có thể theo dõi chi tiết từng hành động của người A.
Phần mềm này có thể chạy được trên Windows, Mac OS X và được phân phối dưới 4 phiên bản: Free, Business, Premium, Corporate. Trong đó, phiên bản Free tuy không có nhiều chức năng nhưng là miễn phí.
Tiếp theo, bạn chạy file vừa download được để cài đặt vào máy tính. Lưu ý: Trong quá trình cài đặt, ở hộp thoại Environment, bạn chọn personal / non-commercial use. Sau khi cài xong, bạn nhắp đôi chuột lên biểu tượng TeamViewer trên desktop để khởi chạy ứng dụng.
Trong màn hình làm việc của TeamViewer, phần Wait for session chứa thông tin định danh máy tính của bạn, gồm có ID và password. Password ở đây sẽ tự động tạo mới sau mỗi lần khởi chạy ứng dụng. Vì vậy, bạn nên kích vào liên kết Configure permanent access to this computer để tự đặt một password ổn định cho TeamViewer trên máy tính của mình.
Để kết nối từ xa đến máy tính của một thành viên khác trong đội, bạn cần điền ID tương ứng với TeamViewer trên máy của thành viên đó. Tiếp theo, bạn bấm nút Connect to partner. Sau cùng, bạn điền password tương ứng với TeamViewer trên máy của thành viên để bắt đầu quản trị từ xa.

3. VNC Free Edition

Đây là phần mềm có thể chạy được trên Windows và Linux. Để download, bạn truy cập vào địa chỉ www.realvnc.com/products/free/4.1/download.html, điền thông tin cá nhân và bấm nút Process to download. Tiếp theo, bạn bấm nút Download tương ứng với phiên bản mình sẽ lựa chọn, (chẳng hạn, trong bài viết này chúng tôi chọn VNC Free Edition for Windows (bao gồm cả VNC Server và VNC Viewer), đồng ý với các điều khoản về bản quyền phần mềm và bấm nút Download. Sau khi hoàn thành, bạn sẽ nhận được file vnc-4_1_3-x86_win32.exe với kích thước khoảng 725 KB.
Để cài đặt, bạn chạy file vừa download và thực hiện theo màn hình hướng dẫn. Lưu ý: Với máy chủ, ở hộp thoại Select Components, bạn chọn VNC Server; Còn với máy trạm, bạn chọn VNC Viewer.
Sau khi cài đặt xong trên máy chủ, bạn vào menu Start > Programs > RealVNC > VNC Server 4 (Service-Mode) > Configure VNC Service. Tiếp theo ở tab Authentication, bạn cần bấm nút Configure và điền password quản trị từ xa.
Trên máy trạm, bạn sẽ kết nối từ xa đến máy chủ bằng cách nhắp đúp chuột vào biểu tượng VNC Viewer trên desktop, điền tên máy chủ và bấm nút OK. Cuối cùng, bạn điền mật khẩu để bắt đầu quản trị từ xa.

4. PuTTY

PuTTY là một công cụ nhỏ gọn, miễn phí và có chức năng tương tự như Telnet hay SSH Client. Công cụ này chạy trên Windows, nhưng cho phép bạn dễ dàng quản trị từ xa các máy tính Linux như Ubuntu, Red Hat, CentOS…
Để bắt đầu, bạn download tại đây. Công cụ này không cần phải cài đặt, vì vậy, bạn nhắp đôi chuột lên file để mở màn hình làm việc của PuTTY. Tiếp theo, trong cửa sổ PuTTY Configuration, ở mục Host Name, bạn điền tên máy chủ hoặc địa chỉ IP tương ứng và bấm nút Open.
Cuối cùng, bạn điền username và password để bắt đầu quản trị từ xa.

5. Webmin

Webmin là một công cụ quản trị các hệ thống Linux thông qua giao diện web. Bằng cách sử dụng các trình duyệt, bạn dễ dàng thực thi nhiệm vụ quản trị hệ thống Linux cũng như triển khai các dịch vụ trên đó mà không cần quan tâm đến những dòng lệnh phức tạp.
Để download Webmin, bạn truy cập vào địa chỉ www.webmin.com/download.html, chọn gói download phù hợp (trong bài viết này, chúng tôi chọn gói cài đặt trên Ubuntu với phần mở rộng .deb). Sau khi hoàn thành, bạn nhận được file webmin_1.490_all.deb với kích thước khoảng 14 MB. Tiếp theo, trên máy chủ Ubuntu, bạn chạy lệnh
dpkg --install webmin_1.410_all.deb
để cài đặt Webmin lên Ubuntu.
Để bắt đầu quản trị từ xa, trên máy trạm (Windows, Linux hoặc các hệ điều hành khác), bạn mở trình duyệt và truy cập vào máy chủ Ubuntu với cú pháp https://tên_máy_chủ:10000. Cuối cùng, bạn điền username và password để bắt đầu quản trị từ xa.

Giải quyết những yếu tố khiến máy tính chạy chậm

Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến máy tính của bạn chạy chậm đi theo thời gian. Hãy cùng nhau “điểm mặt” một số nguyên nhân chính, bắt đầu từ những vấn đề dễ tìm và dễ giải quyết nhất.

Chống phân mảnh ổ cứng:

Ổ cứng bị phân mảnh cũng sẽ ảnh hưởng khá nhiều tới tốc độ của máy tính. Do đó, người dùng có thể hưởng lợi khi chống phân mảnh cho ổ cứng của mình. Tuy nhiên, nhiều người vẫn không muốn làm hoặc chưa làm việc này. Tất nhiên, chống phân mảnh ổ cứng không hề gây thiệt hại gì cho bạn cả. Để chống phân mảnh cho ổ cứng của mình, bạn sẽ phải thực hiện theo các bước sau:
1. Kích Start và chọn Computer or My Computer.
2. Phải chuột vào ổ C: và chọn Properties.
3. Kích vào thẻ Tools, sau đó chọn Defragment now.

Giải quyết những yếu tố khiến máy tính chạy chậm

Kiểm tra Malware

Phần mềm chứa mã độc không chỉ khiến máy tính chạy chậm mà còn có thể gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng khác. Nếu máy tính của bạn bị lây nhiễm, có thể phần mềm diệt virus hiện tại cũng bị tấn công. Hãy thử phần mềm khác. Chúng tôi khuyến cáo bạn nên sử dụng phiên bản miễn phí của một trong những phần mềm như SUPERAntiSpyware hoặc Malwarebytes' Anti-Malware. Ngoài ra, người dùng cũng có thể sử dụng AVG Rescue CD, có khả năng quét rất mạnh mẽ.

Giảm bớt các phần mềm tự khởi động

Nếu là người dùng Windows trong một thời gian dài, có thể máy tính của bạn sẽ có khá nhiều phần mềm tự khởi động (autoloader) mỗi khi bật máy tính. Tắt bỏ một số phần mềm này có thể giúp tăng tốc máy tính. Người dùng không cần phải gỡ bỏ chúng, chỉ cần giữ chúng khởi động mỗi khi cần và tắt chúng khi không cần thiết.
Tất nhiên, một số phần mềm autoloader thực sự quan trọng. Ví dụ, bạn cần phải kích hoạt cho phần mềm diệt virus chạy ở mọi thời điểm. Mặc dù vậy, vẫn có những phần mềm không thực sự cần phải khởi động cùng Windows lắm.

Để quản lý autoloader:

1. Kích Start (Start, sau đó là Run nếu bạn đang sử dụng Windows XP), gõ msconfig, rồi nhấn ENTER.
2. Kích vào thẻ Startup.
3. Bỏ dấu tích vào những phần mềm bạn không muốn chúng khởi động cùng Windows. Thử một vài lần cho tới khi hài lòng thì thôi.
4. Kích OK. Sau đó, sẽ có một thông báo hiển thị yêu cầu người dùng phải khởi động lại máy để những thay đổi vừa tạo có tác dụng. Kích Restart nếu muốn khởi động lại. Còn không, kích Exit without Restart.
Một lựa chọn khác: Download và cài đặt ứng dụng miễn phí Glary Utilities và sử dụng tính năng Startup Manager (trong thẻ Optimize and Improve). Không giống như Msconfig, ứng dụng này cung cấp thông tin hữu ích về những phần mềm khởi động cùng Windows.
Giải quyết những yếu tố khiến máy tính chạy chậm

Cài lại hệ điều hành Windows và bắt đầu sử dụng từ đầu

Đây cũng là một giải pháp tối ưu mà bạn có thể sử dụng. Nếu chưa thấy hài lòng sau khi đã thử những biện pháp nêu trên, bạn có thể cài lại máy. Sử dụng máy mới cài bao giờ cũng nhanh hơn, nhưng điều khó chịu là bạn sẽ phải cài lại những phần mềm, ứng dụng tiện ích mình cần.

Trang kiểu mẫu: Xử lý các vấn đề về trùng lặp nội dung

Một website nếu xuất hiện nhiều trang có nội dung giống nhau thường sẽ làm cho Google "lúng túng" trong việc lập chỉ mục trang nào là tốt nhất. Với việc chỉ ra trang nào là kiểu mẫu, Google sẽ đánh giá chuẩn xác hơn trang mà bạn cho là có nội dung tốt nhất. Nói cách khác, trang kiểu mẫu là trang web được yêu thích nhất trong số các trang có nội dung giống nhau.
Ví dụ, như một website thường có thể có nhiều trang liệt kê cùng một danh mục sản phẩm theo các tiêu chí khác nhau (theo vần, theo giá bán hoặc theo đánh giá xếp loại…) như:

http://www.example.com/product.php?item=swedish-fish&trackingid=1234567&sort=alpha&sessionid=5678asfasdfasfd
http://www.example.com/product.php?item=swedish-fish&trackingid=1234567&sort=price&sessionid=5678asfasdfasfd
Nếu như Google biết được là các trang này có nội dung giống nhau thì Google sẽ chỉ index một trang vào kết quả tìm kiếm. Thuật toán của Google sẽ chọn một trang mà họ cho là có thể đưa ra giải đáp tốt nhất đối với tìm kiếm của người dùng. Tuy nhiên, giờ đây, chúng ta có thể xác định được trang nào là trang kiểu mẫu theo đánh giá của các bộ máy tìm kiếm bằng việc thêm một cấu trúc với thuộc tính rel="canonical" vào thẻ của trang chưa được coi là kiểu mẫu.
Việc thêm đường dẫn và thuộc tính này cho phép người sở hữu website có thể xác định được các trang có nội dung trùng lặp trên website và thông báo cho Google rằng: “Trong số các trang có nội dung trùng lặp thì đây là trang tốt nhất. Hãy ưu tiên trang này trong kết quả tìm kiếm”.

Làm thế nào để xác định một URL kiểu mẫu?

Có 2 cách để xác định một URL kiểu mẫu:
1. Chèn một đường link rel="canonical" vào thẻ trên trang HTML không được coi là trang kiểu mẫu (non-canonical page)
Để xác định liên kết http://www.example.com/product.php?item=swedish-fish được coi là kiểu mẫu, hãy tạo một đường link như sau:
Copy link này vào thẻ của các trang non-canonical, ví dụ http://www.example.com/product.php?item=swedish-fish&sort=price.
Nếu nội dung đều được hiển thị ở cả hai trang http://www.example.com/product.php?item=swedish-fishhttps://www.example.com/product.php?item=swedish-fish, thì có thể xác định được trang nào là trang kiểu mẫu bằng cách tạo đường link:
và chèn link này vào thẻ của https://www.example.com/product.php?item=swedish-fish.
2. Xác định URL kiểu mẫu thông qua Link rel="canonical" HTTP header.
Việc thêm rel="canonical" vào phần head của trang HTML không sử dụng được với các file PDF và các dạng file khác được index trong Google Web Search. Trong trường hợp đó, bạn có thể xác định URL kiểu mẫu thông qua Link rel="canonical" HTTP header như sau: (ghi chú: để làm được điều này, bạn sẽ phải có khả năng cấu hình các server của mình):
Link: ; rel="canonical"
Hiện này, google chỉ hỗ trợ các cấu trúc header cho việc tìm kiếm web.

rel="canonical" là một gợi ý hay một chuyển hướng?

Người sở hữu website có thể chọn lựa phiên bản web nào có thể được Google coi là kiểu mẫu. Google sẽ tính đến yếu tố này cùng với các dấu hiệu khác để quyết định xem các URL nào chứa nội dung trùng lặp, sau đó sẽ tính toán để xác định xem trang nào sẽ được hiển thị trên kết quả tìm kiếm.

Đường dẫn tương đối hay tuyệt đối?

rel="canonical" có thể được sử dụng với các đường dẫn tương đối hoặc tuyệt đối, nhưng nên sử dụng các đường dẫn tuyệt đối để hạn chế tối đa rắc rối phát sinh. Nếu văn bản của bạn có một đường link gốc thì các link liên quan sẽ được coi là tương đối so với link gốc này.

Nội dung các trang có cần phải tương tự với nội dung của trang kiểu mẫu hay không?

Có. Thuộc tính rel=“canonical” có thể được sử dụng chỉ để xác định xem trang nào được yêu thích nhất trong số các trang có nội dung trùng lặp (vẫn được chấp nhận trong trường hợp có một vài sai khác rất nhỏ như thứ tự sắp xếp…)
Ví dụ, nếu một website có các trang cùng nói về một mẫu giầy khiêu vũ, các mẫu này chỉ khác nhau về màu sắc thì ta có thể xác định trang kiểu mẫu bằng việc xác định xem trang nào có loại màu sắc được ưa thích nhất, và trang này sẽ có nhiều khả năng hơn để Google đưa vào kết quả tìm kiếm.
Tuy nhiên, thuộc tính rel="canonical” có thể sẽ không hiệu quả trong trường hợp website này chỉ muốn nâng cao thứ hạng của trang nói về keo bọt chứ không phải các trang về giày.

Nếu rel="canonical" chỉ đến một trang không tồn tại thì sao? Hoặc nếu có nhiều trang cùng được coi là trang kiểu mẫu?

Google sẽ cố gắng hết sức để dựa vào các thuật toán và đưa ra quyết định trang nào sẽ là trang kiểu mẫu như Google đã và đang làm.

Google có thể theo một chuỗi các chỉ định rel="canonical" không?

Có, trong một số trường hợp. Tuy nhiên, để đảm bảo việc lựa chọn được trang kiểu mẫu tối ưu nhất, Google khuyến cáo nên update các link dẫn tới một trang kiểu mẫu.

Có thể sử dụng rel="canonical" để giúp chỉ ra URL kiểu mẫu đối với một tên miền hoàn toàn khác không?

Có, nhiều trường hợp sẽ rất khó để tạo ra các redirect, ví dụ như khi muốn chuyển sang một tên miền mới ở một máy chủ không có khả năng tạo ra các redirect. Trong trường hợp này, có thể sử dụng thuộc tính rel="canonical" để xác định chính xác URL của tên miền nào sẽ được index. Trong khi thuộc tính rel="canonical" được xem như một gợi ý hơn là một đường dẫn tuyệt đối thì đây vẫn được coi là một giải pháp hữu ích.

4 lý do khiến anchor text thất bại

Các anchor text của liên kết trỏ tới website rất quan trọng khi nói đến việc nhận được thứ hạng cao trên Google. Tuy nhiên, Google có thể không sử dụng anchor text cho tất cả liên kết của bạn.

4 lý do khiến anchor text thất bại
Các văn bản được sử dụng trong những liên kết để trỏ tới trang web của bạn được gọi là anchor text, nó có ảnh hưởng rất lớn đến vị trí của một website trên kết quả tìm kiếm của Google.
Chẳng hạn, nếu nhiều người cùng sử dụng văn bản “kiến thức tin học” để liên kết tới trang web nào đó, rất có khả năng trang web này sẽ có thứ hạng cao cho cụm từ khóa “kiến thức tin học” trong kết quả tìm kiếm của Google. Link text (hay còn gọi là anchor text, liên kết văn bản…) là đoạn văn bản được dùng để tạo một liên kết, ví dụ:
Thật không may là, không phải toàn bộ anchor text nào cũng được sử dụng bởi Google. Hãy kiểm tra 4 điều sau đây để chắc chắn rằng những liên kết tới website của bạn thông qua các thẻ anchor chính xác:

1. Thuộc tính nofollow

Cần suy nghĩ thật kỹ trước khi sử dụng thuộc tính này trong các liên kết. Link tới website mà chứa thuộc tính rel="nofollow" sẽ không được Google sử dụng anchor text. Ví dụ:
Bạn có thể kiểm tra link bằng cách view source hoặc bằng một số công cụ như IBP.

2. URL chứa ký tự không hợp lệ

Nếu trong URL có chứa thêm các ký tự không hợp lệ, rất có thể nó sẽ không được công cụ tìm kiếm index chính xác. Ví dụ:
Trong liên kết trên, có một khoảng trống ở phía cuối của URL. Một số webmaster phát hiện ra rằng anchor text sẽ không được chuyển tới Google nếu nó chưa ký tự trống.
Lưu ý rằng hầu hết các trình duyệt có thể sửa lại điều này và hiển thị chính xác trang web. Nhưng đối với công cụ tìm kiếm thì khác, chúng sẽ coi những url này là biểu hiện của sự kém chất lượng và đánh giá thấp các liên kết không chuẩn.

3. Liên kết sử dụng 301 redirects

Matt Cutts của Google đã xác nhận rằng Google sẽ không xem xét tất cả những anchor text sử dụng 301 redirected. Ví dụ:
Các webserver sẽ chuyển địa chỉ http://www.example.com/page.htm tới trang chủ http://www.example.com với một điều hướng 301. Trong trường hợp này, Google sẽ không sử dụng link text. Đồng nghĩa với việc bạn đã bị mất điểm.

4. Có nhiều link text giống nhau trong một trang

Nếu trong nội dung của website có liên kết nhiều lần tới một link thì Google sẽ chỉ sử dụng link text đầu tiên và loại bỏ những link text khác. Ví dụ:
http://www.example.com">This is an example. The link text http://www.example.com">great keyword will be ignored by Google.
Cả hai liên kết đều cùng trỏ tới 1 URL (http://www.example.com), Google sẽ sử dụng link text đầu tiên cho từ “This”, link text cho từ “great keyword” sẽ bị bỏ qua trừ khi nó trỏ tới một URL khác. Ví dụ:
http://www.example.com/page1.htm">This is an example. The link text http://www.example.com/page2.htm">great keyword will be ignored by Google.
Link là một trong những yếu tố quan trọng nhất khi nói đến top 10 trên bảng xếp hạng của Google và các công cụ tìm kiếm lớn khác. Bạn đọc quan tâm có thể tìm hiểu thêm về cách làm thế nào để có được các liên kết đến trang web của mình tại đây (tài liệu của IBP, bắt đầu từ trang 91).

Sự quan trọng của từ khóa - Keywords


Sự quan trọng của từ khóa - Keywords Từ khóa là những từ mà những người truy cập nhập vào trong những cỗ máy tìm kiếm dùng để tìm thấy thông tin từ những website. Điều quan trọng hàng đầu là website của bạn có được những cỗ máy tìm kiếm tốt xếp hạng những từ khóa phổ biến liên quan đến đề tài của website của bạn.
Những từ khóa đúng quan trọng với thành công của những hoạt động SEO của bạn! Sẽ không phải là giải pháp tốt khi tối ưu hóa những trang Web của bạn cho những từ khóa mà không ai sử dụng trong những cỗ máy tìm kiếm. Hơn nữa, để có những khách hàng mục tiêu, những từ khóa không được rộng quá hoặc chung quá.

Những từ khóa nào là những từ khóa đúng cho website của bạn?

Chìa khóa ở đây là bạn phải chọn ra những từ khóa phổ thông, nhưng không được quá chung chung để tránh nhận phải hàng triệu kết quả tìm kiếm. Tìm ra được những từ khóa đặc biệt đáp ứng được đòi hỏi trên sẽ giúp website của bạn đạt được thứ hạng cao trong danh sách tìm kiếm và có thêm nhiều khách hàng. Bước đầu tiên trong việc chọn đúng những từ khóa là phải làm cho chúng trở nên đặc biệt.
  • Sử dụng những mệnh đề từ khóa gồm có hai tới bốn từ.
  • Tránh những từ khóa quá cạnh tranh.
  • Đặc biệt (càng đặc biệt càng tốt nhưng đừng quá xa lạ).
  • Chỉ lựa chọn những từ khóa được coi là quan trọng đối với bạn.
Để một chiến dịch tiếp thị trực tuyến thành công, bạn phải chọn được những từ khóa đúng. Những từ khóa bạn sử dụng cần phải thích hợp với website của bạn và những người truy cập cần phải đang tìm kiếm những từ khóa của bạn. Đa số mọi người sử dụng hai tới bốn từ hoặc mệnh đề trong một sự tìm kiếm, vì vậy những mệnh đề rất có hiệu quả.
Những từ Đơn không thể được quảng bá có hiệu quả. Chẳng hạn, ít có người tìm kiếm "free download software" mà chỉ nhập vào có mỗi từ "soft".
Tránh những mệnh đề từ khóa đại chúng nhất bởi vì bạn sẽ đua tranh với hàng triệu trang khác cho một sự chú ý của cỗ máy tìm kiếm. Thật là không thực tế để tin rằng một website mới có thể xếp hạng số một trên một mệnh đề đại chúng, ví dụ "Mp3". Rõ ràng, các công ty được thành lập và Đăng nhập vào internet vài năm sẽ có lợi thế lớn nhờ tính phổ biến bởi các mối liên kết cao.
Theo nghiên cứu của Oneupweb Research, những người dùng Internet mà sử dụng tới bốn từ trong một mệnh đề tìm kiếm là những khách hàng tiềm năng thật sự có nhu cầu mua hàng hóa hoặc dịch vụ hơn những người sử dụng số từ ít hơn (Nguồn: Oneupweb Research). Nếu bạn muốn thành công trong việc Quảng bá website của bạn trên internet, bạn phải chọn đúng từ khóa. Nếu bạn xác định những từ khóa sai, thì công sức quảng bá sẽ là vô ích.

Một số khái niệm cơ bản cần biết về Search Engine Optimization - SEO (phần 3)


6. Tính năng bổ sung trực quan và SEO

Như đã đề cập ở trên, công cụ tìm kiếm chưa có phương tiện index trực tiếp những tính năng bổ sung như hình ảnh, âm thanh, phim ảnh flash và javascript. Thay vào đó, chúng phụ thuộc vào bạn để cung cấp các đoạn mô tả và dựa vào đó có thể index các tập tin này. Trong một nghĩa nào đó, tình hình cũng tương tự như các văn bản của 10 năm trước – bạn sẽ cung cấp một mô tả trong thẻ meta, sau đó công cụ tìm kiếm sử dụng chúng để index và xử lý trang web của bạn. Nếu công nghệ tiếp tục tiến bộ, một ngày nào đó công cụ tìm kiếm có thể index hình ảnh, phim... sẽ không còn là một giấc mơ.

6.1 Image

Hình ảnh là một phần thiết yếu của bất kỳ website và theo quan điểm của các nhà thiết kế đây là một mục bắt buộc cho tất cả các trang web. Tuy nhiên, ở đây các nhà thiết kế và công cụ tìm kiếm là hai cực khác nhau bởi đối với search engine, mọi thông tin được che giấu trong hình ảnh sẽ biến mất. Khi làm việc với nhà thiết kế, đôi khi phải mất một thời gian để giải thích cho họ rằng bắt buộc cần phải có liên kết văn bản (với các văn bản neo thích hợp) rõ ràng thay vì những hình ảnh. Đó có thể là điều khó khăn khi muốn tìm sự cân bằng hiệu suất giữa nghệ thuật và thân thiện với SEO, nhưng kể từ khi ngay cả những trang web hay nhất cũng biến mất trong không gian mạng nếu nó không được công cụ tìm kiếm tìm thấy, một thỏa hiệp về sự xuất hiện trực quan là không thể tránh.
Image: Tính năng bổ sung trực quan và SEO
Sau những gì chúng ta đã nói, không có nghĩa là bỏ qua toàn bộ hình ảnh, và với ngày nay chắc chắn đó là điều không thể, bởi kết quả là trang web sẽ trở nên mất thẩm mĩ. Thay vào đó, hình ảnh nên được sử dụng cho việc minh họa và trang trí, chứ không phải để điều hướng hay tệ hơn – là để hiển thị văn bản (ví dụ trong một font chữ lạ mắt). Và quan trọng nhất – trong thuộc tính của thẻ , luôn luôn cung cấp một văn bản mô tả có ý nghĩa cho hình ảnh. Đặc điểm kỹ thuật của HTML không yêu cầu điều này, nhưng với công cụ tìm kiếm thì nó hết sức quan trọng. Ngoài ra, bạn cần đặt những tên có ý nghĩa cho hình ảnh thay vì chung chung như image1.jpg, image2.jpg, imageN.jpg... ví dụ về một tập tin hình ảnh có thông tin về tên và cung cấp đầy đủ thuộc tính alt: “kỹ. Chú ý rằng không dùng quá 20 từ trong các thẻ bởi điều này sẽ bị nghi ngờ hiện tượng “nhồi nhét” từ khóa.

6.2 Hình ảnh động và phim ảnh

Tình huống với hình ảnh động và phim ảnh cũng tương tự như với hình ảnh ở trên. Chúng có giá trị theo quan điểm của các nhà thiết kế nhưng không được cảm tình của công cụ tìm kiếm. Dễ thấy rằng tạo một trang giới thiệu flash ấn tượng ngay trên trang chủ của website vẫn còn khá phổ biến, nhưng bạn không thể tưởng tượng rằng đó là điều bất lợi với search engine – là kẻ thù số một của đỉnh cao trong bảng xếp hạng. Thậm chí còn tệ hơn nếu chúng ta sử dụng flash để kể một câu chuyện mà có thể được viết bằng văn bản đơn giản, việc crawl và index bởi công cụ tìm kiếm sẽ rất chậm. Một cách giải quyết là cung cấp cho search engine một phiên bản HTML của phim flash nhưng trong trường hợp chắc chắn rằng bạn đã loại trừ bộ phim flash gốc từ việc index (điều này được thực hiện trong tập tin robots.txt *), nếu không bạn sẽ bị trừ điểm vì nội dung trùng lặp.
Flash, movies: Tính năng bổ sung trực quan và SEO
Có tin đồn rằng Google đang xây dựng một công nghệ tìm kiếm mới sẽ cho phép tìm kiếm bên trong hình ảnh động và phim ảnh, các định dạng .swf sẽ chứa siêu dữ liệu mới có thể được sử dụng bởi cỗ máy tìm kiếm. Nhưng tốt hơn hết bạn nên hạn chế sử dụng quá nhiều Flash hoặc ít nhất là cung cấp một mô tả văn bản mô tả cho bộ phim bằng thẻ .

6.3 Frames

Việc sử dụng frame sẽ khiến các trang web chạy chậm lại, nhưng công nghệ này đã dần biến mất cách đây 5 hoặc 10 năm. Trước đây các nhà thiết kế thường sử dụng thẻ này, nhưng với công cụ tìm kiếm thì không. Bọ tìm kiếm gặp khó khăn khi index các trang sử dụng frame bởi URL của website không thay đổi dù bất kỳ frame nào được mở. Đối với search engines điều này là một cú sốc bởi thực tế có thể có nhiều trang cùng tồn tại trên một URL, trong khi đó với search engines thì mỗi URL chỉ là một trang. Tất nhiên, công cụ tìm kiếm có thể lần theo các liên kết tới trang web khác trong frameset và index chúng, nhưng đó vẫn là một trở ngại lớn để xếp hạng website.
Nếu vẫn muốn sử dụng các frame, hãy đảm bảo rằng bạn luôn cung cấp một mô tả có ý nghĩa cho trang web trong thẻ </strong>. Dù là với người mới bắt đầu, chúng ta chỉ cần ghi nhớ thẻ <strong><noframes> </strong>là nơi để gán một phiên bản thay thế (hay ít nhất bao gồm sự mô tả ngắn gọn) cho trang web của mình trên công cụ tìm kiếm và trình duyệt không hỗ trợ frame. Chẳng hạn: <em><noframes> <p> Website này xem tốt nhất trên trình duyệt hỗ trợ frame.</p><p>Website QuanTriMang cung cap cac kien thuc tin hoc mien phi nhu mang LAN, WAN, Internet. Cac kien thuc ve he dieu hanh may chu, Mail server va he thong mang,...</p>

6.4 JavaScript

JavaScript là một ngôn ngữ lập trình kịch bản dựa trên đối tượng được phát triển từ các ý niệm nguyên mẫu. Trên trình duyệt, rất nhiều trang web sử dụng JavaScript để thiết kế trang web động và một số hiệu ứng hình ảnh thông qua DOM. JavaScript được dùng để thực hiện một số tác vụ không thể thực hiện được với chỉ HTML như kiểm tra thông tin nhập vào, tự động thay đổi hình ảnh,... Vốn dĩ HTML không phải là một ngôn ngữ lập trình cho việc xây dựng các ứng dụng web, không ai có thể sử dụng HTML để xử lý bằng văn bản một cơ sở dữ liệu hoặc thậm chí đối với session lưu trữ thông tin.
JavaScript: Tính năng bổ sung trực quan và SEO
Hiện nay công cụ tìm kiếm chỉ bỏ qua JavaScript mà chúng gặp phải trên một trang. Nếu bạn có liên kết bên trong các mã JavaScript, rất có thể sẽ không được spider *. Thứ hai, nếu JavaScript nằm trong tập tin HTML (chứ không phải trong các tập tin .js được gọi khi cần thiết) này thì bản thân tập tin HTML và spider có thể chỉ bỏ qua nó và di chuyển tới trang web tiếp theo. Bạn có thể sử dụng thẻ

Google Panda - Thuật toán cho thứ hạng thật?

Mới đây, Google đã bản cập nhật một thành phần quan trọng về cách xếp thứ hạng các trang web đã ảnh hưởng tới 12% kết quả tìm kiếm và làm giảm số lượng truy cập của rất nhiều trang.
Với tên gọi Farmer hoặc Panda Update, hiện tại, nó chỉ ảnh hưởng tới kết quả tìm kiếm của Google US nhưng những người ở bên ngoài nước Mỹ cũng cần cẩn trọng bởi nó sẽ sớm được mở rộng. Dưới đây là cách tìm ra liệu webstie bạn đã – sẽ bị ảnh hưởng hay không và nên làm gì để đối phó với nó.
Website doanh nghiệp của bạn bị giảm 50% số lượng truy cập thông qua công cụ tìm kiếm Google (không tính các quảng cáo đến từ Google Adwords)? Đó có thể là do ảnh hưởng của việc cập nhật thuật toán Panda của Google.

Trang web của bạn đã bị Panda “sờ gáy”?

Tại thời điểm bài này được viết, Panda chỉ ảnh hưởng các kết quả ở Mỹ. Dưới đây là cách sử dụng Google Analytics (GA) để biết được liệu trang của bạn có bị ảnh hưởng hay không.
Nếu website của bạn nhận hầu hết các lưu lượng công cụ tìm kiếm từ thị trường Mỹ, chắc chắn bạn đã có câu trả lời về việc mình đã bị ảnh hưởng hay chưa. Với hướng dẫn này, bạn có thể xem thông tin chi tiết về các thiệt hại cũng như học cách phân tích nơi có thể xảy ra vấn đề.
Trước tiên, hãy vào bảng điều khiển của GA. Nếu site không bị ảnh hưởng, bạn có thể thấy một biểu đồ tương tự như ở hình dưới và an tâm rằng mọi thứ đều ổn.
Google Panda - Thuật toán cho thứ hạng thật?
Tuy nhiên, khi đi sâu hơn. Vào báo cáo Search Engines trong menu Traffic Sources (và chọn ‘non-paid’):
Google Panda - Thuật toán cho thứ hạng thật?
Sau đó kích vào ‘Google’ để chỉ xem lưu lượng của Google.
Kích vào dòng ‘Keyword’ ở trên cùng của danh sách các từ khóa (được highlight màu xanh ở hình dưới), bạn sẽ thấy một menu phụ rất lớn và ở đó kích vào ‘Country/Territory’:
Google Panda - Thuật toán cho thứ hạng thật?
Điền ‘United States’ vào mục lọc ở phía dưới danh sách các quốc gia.
Google Panda - Thuật toán cho thứ hạng thật?
Nhấn ‘Go’ và cầu nguyện rằng bạn sẽ không thấy những gì tương tự như hình dưới:
Google Panda - Thuật toán cho thứ hạng thật?
Hơn 50% lượng truy cập không thông qua Google Adwords bị sụt giảm từ Google US.

Sử dụng Advanced Segments để xem truy cập organic trong Google US

Sử dụng Advanced Segments trong GA sẽ giúp bạn có thể phân tích mạnh mẽ hơn về những gì đang xảy ra.
Chọn ‘Advanced Segments’ từ menu bên trái rồi chọn tiếp ‘Create new custom segment'.
Cấu hình các thông số như sau:
‘Medium’ Matches exactly ‘organic’
AND
‘Country/Territory’ Matches exactly ‘United States
AND
‘Source’ Contains ‘google’
Khi hoàn thành xong, chúng sẽ như sau:
Google Panda - Thuật toán cho thứ hạng thật?
Có thể đặt tên segment này là ‘GoogleUS organic
Áp dụng segment này vào báo cáo của GA và tất cả các dữ liệu bạn thấy sẽ chỉ là khách truy cập, nó cho phép bạn biết được trang nào của mình được Panda đối xử tốt nhất và tồi nhất.

Google đang định làm gì?

Mục đích của Panda rất cao cả: để loại bỏ các trang có chất lượng kém từ trang top các kết quả của Google. Hoặc theo Matt Cutts, chuyên gia về spam của Google, đã đăng tải trên một trang blog giới thiệu về Panda: “Bản cập nhật lần này được thiết kế để giảm xếp hạng các trang có chất lượng kém – các trang có giá trị thấp, copy nội dung từ các trang web khác hoặc các trang không có chút hữu ích nào. Trong cùng thời điểm, nó sẽ cung cấp cách xếp hạng tốt hơn đối với các trang có chất lượng cao – các trang có nội dung và thông tin gốc ví như nghiên cứu, báo cáo có chiều sâu, phân tích sâu sắc,...”.
Điều cuối cùng mà Google đề ra là các nhà nghiên cứu đang ngày càng không hài lòng về những gì họ tìm thấy. Họ có thể thử một công cụ tìm kiếm khác nếu điều này cứ xảy ra mãi.
Tuy nhiên, tất cả các bản cập nhật chính của Google đều để lại hậu quả sau đó: các trang không phải là mục tiêu cũng bị phạt cũng bị ảnh hưởng. Google đã nhận thức được điều này và yêu cầu các trang có chất lượng cao nhưng vẫn bị ảnh hưởng có thể thông báo cho họ biết.
Trang web được dùng làm ví dụ trong bài này là một trang chất lượng cao nhưng vẫn bị ảnh hưởng bởi Panda. Nội dung chính của trang web này là các bài báo được nghiên cứu chuyên sâu của các chuyên gia cùng với một forum để người dùng có thể hỏi và nhận câu trả lời (Hỏi & Đáp) cho các vấn đề.
Có thể các trang Hỏi & Đáp chính là vấn đề (các trang này có thể khiến Google cho rằng chúng có nội dung “yếu”). Tuy nhiên, sau đó chúng tôi lại tìm thấy 2 trang tương tự ở thị trường khác cũng bị ảnh hưởng nhưng không có forum Hỏi & Đáp. Chắc chắn, việc tìm ra tại sao các trang vô tội lại phải chịu đựng vấn đề này là điều không hề dễ dàng.

Những yếu tố nào khiến một trang có thể bị ảnh hưởng bởi Panda?

Google rất thích giữ những bí mật nhưng 2 nhân viên làm việc với Panda, Matt Cutts và Amit Singhal, đã cho chúng ta một số manh mối chủ trốt trong một buổi phỏng vấn với thời báo Wired.
Chúng tôi đã rút gọn các vấn đề lại như sau:
• Tiến hành những nghiên cứu chất lượng (hỏi trực tiếp tới từng cá nhân và chỉ là các câu hỏi nhỏ/ngắn gọn) để tìm ra những trang web nào có chất lượng thấp và tại sao lại thế.
• Sử dụng kết quả xác định các trang chất lượng kém bằng các yếu tố mà Google có thể đánh giá. Điều này giúp Google có được định nghĩa chính xác hơn về chất lượng thấp.
Bắt đầu từ đây, chúng ta hãy nghĩ về một số yếu tố mà Google có thể sử dụng để đánh giá:
• Các trang có nội dung bị trùng lặp cao (ví dụ: cùng một nội dung nhưng bạn cho chạy trên nhiều tên miền khác nhau...).
• Lượng nội dung gốc trên site hoặc mỗi trang thấp.
• Có nhiều trang có tỷ lệ % nội dung gốc thấp.
• Số lượng các từ khóa không phù hợp trên trang đặc biệt cao (không phù hợp với các truy vấn tìm kiếm).
• Nội dung và tiêu đề (title) của trang không ăn khớp các từ khóa tìm kiếm.
• Ngôn ngữ không tự nhiên được sử dụng quá nhiều trên một trang để tăng SEO. 
• Tỷ lệ Bounce rate cao.
• Số lần truy cập trang hoặc site thấp.
• Tỷ lệ % người dùng quay lại thấp
• Tỷ lệ % người dùng kích qua các trang kết quả của Google thấp (cho trang hoặc site)
• Tỷ lệ % nội dung không trung thực cao (như nhau trên tất cả các trang).
• Các đường link inbound tới một trang hoặc site thấp hoặc không có chất lượng.
• Không có liên kết gì hoặc liên kết ít tới các site mạng xã hội hay các trang khác.
Nhiều yếu tố dường như chỉ để nhận “điểm Panda” (và điểm không có nghĩa là sẽ nhận được giải thưởng). Điểm Panda sẽ được thêm. Qua cánh cửa này (Panda Line) và tất cả các trang trên site của bạn đều bị ảnh hưởng. Điều này bao gồm cả việc các trang gốc có thể bị xếp hạng thấp hơn cả các trang đã đánh cắp nội dung.
Google đã nói rằng “nội dung chất lượng thấp trên một phần của một site có thể ảnh hưởng tới toàn bộ xếp hạng của site đó”.
Panda là một thay đổi thuật toán nhưng không giống với thay đổi thông thường. Đây là thay đổi thuật toán làm việc như một hình phạt bởi nếu site của bạn không vượt qua Panda Line thì toàn bộ site sẽ bị ảnh hưởng, chất lượng của các trang cũng vậy.

Panda Slap được áp dụng cho toàn bộ site hay chỉ ở cấp độ trang?

Nếu một Panda Slap được áp dụng rộng rãi thì tất cả các trang sẽ bị ảnh hưởng cùng giảm trong lưu lượng organic của Google. Trên site thử nghiệm, chúng tôi sử dụng ‘GoogleUS organic’ để xem điều này có đúng hay không.
Vào Content > Top Landing Pages. Xem phía dưới (hãy nhớ, trong segment này, chúng tôi chỉ làm việc với các truy cập từ tìm kiếm organic của Google trong thị trường US, vậy nên không cần phải hạn chế báo cáo GA ngoại trừ “Landing pages”):
Google Panda - Thuật toán cho thứ hạng thật?
Báo cáo này liệt kê tất cả 4,272 landing pages. Để kiểm tra xem tất cả các trang có bị ảnh hưởng đều bởi Panda hay không, bạn có thể lọc bản báo cáo:
• Các trang độc lập. Chọn một mẫu và tìm kiếm các ngoại lệ đối với việc giảm truy cập đã được hiển thị bên trên.
• Lọc trang được xác định bằng các chuỗi chia sẻ trong địa chỉ URL. Ví dụ, trang forum có thể đều chứa chuỗi /forum/ trong địa chỉ URL của chúng.
Sử dụng bộ lọc ở cuối bản báo cáo để thực hiện điều này:
Google Panda - Thuật toán cho thứ hạng thật?
Chúng tôi đã thực hiện trên một vài trang bị ảnh hưởng bởi Panda và có thể nói rằng một số trang bị ảnh hưởng nhiều hơn các trang khác và một số ít hoạt động tốt nhờ Panda.
Vậy nên, ít nhất Farmer Panda ở mức độ nào đó cũng hoạt động ở cấp độ trang.

Tìm ra loại trang nào đã bị ảnh hưởng trên site của bạn

Nếu site của bạn bị ảnh hưởng, hãy sử dụng bộ lọc trên GA để tìm ra trang nào bị Panda tác động nhiều nhất.
Chúng tôi thấy rằng rất nhiều trang có bài báo chất lượng cao, độc đáo, chuyên sâu (đôi khi có độ dài hàng ngàn từ) khó bị tấn công hơn nhiều so với các trang trung bình. Vậy nên, không đơn giản để có câu trả lời. Tuy nhiên, các trang này có nhiều quảng cáo hơn so với các trang trung bình.
Một số trang forum có lượng tăng truy cập đáng kể. Các trang này từ lâu đã là mối đe dọa lớn bởi có khá nhiều quảng cáo trên chúng (bao gồm cả pop-up) nhưng vẫn ít hơn các trang khác.
Trên site này, chúng tôi đã thử thay đổi một số quảng cáo, cụ thể là thử chặn quảng cáo trên các forum.
Tuy nhiên, điều này cũng không mang lại kết quả hoặc có thể nói là không đủ vì không có thay đổi nào diễn ra cả.

Hình phạt của Panda có được áp dụng ở cấp độ từ khóa?

Để biết được Panda có áp dụng ở mức từ khóa hay không, bạn có thể:
• Tìm một trang nhận kết quả từ các từ khóa khác nhau.
• Xem Panda có các ảnh hưởng khác trên lưu lượng của các từ khóa này không (ở cùng một trang).
Nếu có, chúng ta có thể khẳng định rằng Panda cũng được áp dụng ở cấp độ từ khóa.
Chúng tôi đã chứng kiến một số trường hợp Panda đã giảm truy cập của cùng một trang với một số từ khóa nhưng với một số trang khác thì không ảnh hưởng. Tuy nhiên, chúng đều là ngoại lệ.
Gợi ý về việc Panda hoạt động ở cấp độ trang và site được củng cố thêm khi chúng tôi tìm kiếm trên Google US một số từ khóa (trong ngoặc) từ một bài báo gốc sâu sắc đã được gắn chỉ số 10 năm và đã đóng góp “dấu ấn” vào kết quả tìm kiếm của Google trong gần 10 năm. Điều chúng tôi thấy là:
• Có 36 phiên bản khác của bài báo.
• Hai phiên bản có vị trí cao hơn so với trang gốc.
• Một trong số này có chất lượng thấp trên một site chất lượng kém.
• Trang gốc đã mất 75% lưu lượng Google US organic bởi Panda.
• Lưu lượng này đến từ hơn 1.000 từ khóa khác nhau.

Nên làm gì khi bị Panda ảnh hưởng

Google gợi ý:
Khi đã biết được chính xác mình đã bị ảnh hưởng bởi thay đổi này, bạn nên đánh giá tất cả nội dung trên trang chính và nỗ lực cải thiện chất lượng chung trên toàn site. Loại bỏ các trang có chất lượng thấp hoặc chuyển chúng sang một miền mới có thể giúp thứ hạng được đẩy cao lên với nội dung chất lượng cao hơn”.
Chi tiết hơn:
• Tìm kiếm và loại bỏ các trang bị ảnh hưởng nhiều nhất.
• Tìm sự khác biệt giữa các trang bị ảnh hưởng và không bị ảnh hưởng.
• Kiểm tra thay đổi các yếu tố cần thiết trên các trang bị ảnh hưởng nhưng nhớ sử dụng phương pháp phân tích này cẩn thận bởi các trang bị ảnh hưởng nhiều nhất có thể không phải các trang khiến bạn bị phạt.
• Tạo một danh sách các loại trang khác nhau. Ví dụ, forum, các bài có chất lượng, các bài chất lượng thấp, chuyên mục chất lượng, chuyên mục chất lượng thấp, sản phẩm, bài đăng trên blog,... Cho danh sách này vào một dòng trong file bảng tính và bắt đầu xây dựng một bảng.
• Thêm cột cho các yếu tố liên quan, như “rất nhiều quảng cáo”, “ít nội dung”, “trùng”, “tất cả đều trùng”... cũng như số trang và % giảm về lượng truy cập organic trong Google US. Điền các giác trị cho mỗi loại trang.
• Xem có bao nhiêu % trang trên site bị lấy đi bởi các trang chất lượng thấp và cải thiện chúng.
• Nếu bạn đang lấy bài hoặc copy nội dung từ các trang khác, hãy thay thế chúng bởi nội dung gốc có chất lượng hoặc kiểm tra bằng cách loại bỏ một số trang này (hoặc thậm chí là tất cả).
• Nếu site của bạn có số lượng lớn các trang nội dung trùng, nội dung kém hoặc gần như không có nội dung nào, hãy cải thiện/loại bỏ hay chặn chúng khỏi Google với robots.txt.
• Nếu site có nhiều trang bị trùng nội dung của chính site đó, thì thêm tag rel=canonical vào các trang bị trùng. Điều này sẽ giúp Google nhận định các trang này không phải là lừa bịp.
• Chỉnh sửa bất kì trang nào được tối ưu hóa quá mức.
• Nâng cấp bất kì thứ gì có thể giúp trải nghiệm của người dùng được tốt hơn.
• Cung cấp cho người dùng nhiều hơn khi họ mới vào một trang. Ví dụ, hình ảnh, video, liên kết tới các trang có nội dung tốt nhất.
• Nếu có thể, hãy giúp ngôn ngữ nội dung của trang dễ truy cập hơn và thực tế hơn.
• Quảng cáo nội dung trên các trang mạng xã hội, bao gồm Twitter và Facebook.
• Nếu chắc chắn rằng trang của bạn rõ ràng là sạch sẽ với Google, hãy để cho họ biết về điều này nhưng đừng mong chờ ở việc này quá.
Hãy thực hiện ngay những thay đổi này (nếu có thể) với hy vọng có khả năng giảm nhanh chóng thiệt hại. Với việc cải thiện nội dung bài viết, sau đó bạn có thể bù lại những gì mình đã mất và cũng đừng quên kiểm tra lại liệu rằng mình có đi vào “vết xe đổ” lần nữa hay không.

Một số khái niệm cơ bản cần biết về Search Engine Optimization - SEO (phần 2)


3. Backlink – Một phần quan trọng của SEO

Một số khái niệm cơ bản cần biết về SEO

3.1 Backlink là gì?

Theo thuật ngữ layman, có 2 loại đường link: inbound outbound. Outbound link là những link từ website của bạn đến các website khác, trong khi inbound link (hay còn gọi là backlink) là những link từ các website khác đến website của bạn. Ví dụ, nếu cnn.com link tới yourdomain.com (website của bạn), đường link từ cnn.com là một backlink (inbound) cho yourdomain.com. Tuy nhiên, đối với cnn.com, đường link này lại là outbound link. backlink là một trong những phần quan trọng nhất cho một Search Engine Optimisation (SEO) tốt.

3.2 Tại sao Backlink lại quan trọng

Số lượng backlink là một dấu hiệu về sự phổ biến hoặc tầm quan trọng của website. Backlink rất quan trọng đối với SEO bởi một số công cụ tìm kiếm như Google sẽ tin tưởng nhiều hơn đối với những website có nhiều backlink chất lượng cao cũng như coi những website này thích hợp với kết quả tìm kiếm của họ hơn so với những trang khác trong một truy vấn tìm kiếm.
Do đó, khi công cụ tìm kiếm tính toán độ liên quan của một website với một từ khóa, họ không chỉ xét số lượng backlink tới trang này mà còn cân nhắc tới chất lượng của chúng. Để xác định được chất lượng, công cụ tìm kiếm sẽ xem xét nội dung của website. Khi backlink đến trang của bạn bắt nguồn từ trang khác và những trang này có nội dung liên quan trới trang của bạn, những backlink này được xem xét thích hợp hơn tới trang của bạn. Nếu backlink được tìm thấy trên các website có nội dung không liên quan, chúng được coi là ít thích hợp hơn. Backlink càng thích hợp, chất lượng của chúng càng cao.
Ví dụ, nếu một webmaster có trang web về cách cứu những chú chó bị bỏ rơi và nhận được một backlink từ trang web khác về chó, chúng được coi có độ thích hợp cao hơn trong đánh giá của công cụ tìm kiếm so với đường link từ website về đua xe. Do đó, độ thích hợp của trang web link trở lại trang của bạn càng cao, chất lượng backlink cũng được nâng lên.
Công cụ tìm kiếm muốn các trang web có một sân chơi bình đẳng và tìm kiếm những đường link được xây dựng tự nhiên qua thời gian. Mặc dù việc chỉnh sửa các trang web để biến chúng thân thiện hơn với SEO là khá dễ dàng, cái khó nằm ở chỗ làm sao để có thể tạo ảnh hưởng tới các website khác và khiến chúng phải link lại về website của bạn. Đây chính là lý do tại sao các công cụ tìm kiếm coi trọng backlink như một yếu tố cực kỳ quan trọng. Thêm vào đó, tiêu chí của công cụ tìm kiếm đối với chất lượng backlink nhận được thậm chí còn khó khăn hơn do các webmasters không chân thật đã cố gắng thực hiện việc lấy backlink bằng các kỹ thuật lừa đảo, lén lút. Họ có thể sử dụng link ẩn, hoặc các page tự động được tạo với mục đích duy nhất là cung cấp backlink tới các website. Những page này được gọi là link farm. Chúng không chỉ bị công cụ tìm kiếm phớt lờ mà nếu link tới một link farm còn khiến website của bạn bị cấm hoàn toàn.

3.3 Anchor Text – chuỗi ký tự liên kết

Khi một đường link kết hợp với một từ khóa trong đường dẫn siêu liên kết, chúng ta gọi nó là anchor text. Hay, anchor text tạm dịch là “ký tự liên kết” là chuỗi các ký tự ẩn chứa đường dẫn tới một trang Web hay các tài nguyên khác. Ký tự liên kết của một đường link có thể là một trong những nguồn mạnh mẽ nhất mà một webmaster sở hữu. Backlink từ nhiều website với anchor text “chú chó bị lạc” sẽ giúp website của bạn xếp hạng cao hơn đối với từ khóa “chú chó bị lạc”. Sử dụng từ khóa là cách hàng đầu để sử dụng hyperlink tránh link tới những từ như "click here" – những từ không liên quan gì tới website của bạn. Công cụ 'Backlink Anchor Text Analysis Tool' sẽ giúp người dùng tìm kiếm backlink và ký tự đã được sử dụng để link tới website của mình. Nếu phát hiện ra website của mình đang được link từ các website khác, nhưng anchor text không được sử dụng đúng đắn, bạn nên yêu cầu website đó thay đổi anchor text sang từ khóa phù hợp hơn. Điều này sẽ giúp tăng thứ hạng của trang web.

3.4 Cách thức xây dựng Backlink

Ngay cả khi có rất nhiều backlink tới trang web của bạn theo tự nhiên, khi có những backlink chất lượng cao vẫn là điều bất kì ai cũng muốn sở hữu.
a. Công cụ xây dựng backlink: Khi điền một từ khóa tìm kiếm nào đó, công cụ Backlink Builder cung cấp cho người dùng một danh sách các site phù hợp, tại đó, người dùng có thể nhận được một số backlink.
Một số khái niệm cơ bản cần biết về SEO
b. Được góp mặt trong sổ địa chỉ: Nếu đang băn khoăn về sự hiện diện của website, việc góp mặt vào những sổ địa chỉ như DMOZ và Yahoo là điều cần làm, không chỉ do đây là cách để lấy miễn phí các backlink chất lượng mà nó còn là cách để các công cụ tìm kiếm và khách truy cập tiềm năng có thể nhận ra bạn. Nhìn chung, việc “góp mặt” trong các sổ địa chỉ là miễn phí nhưng mặt hạn chế là đôi khi người dùng sẽ phải chờ tới vài tháng mới được liệt kê vào danh mục bạn chọn.
c. Forum và sổ địa chỉ: Thông thường, công cụ tìm kiếm đánh chỉ số đối với các forum. Vậy nên, việc đăng bài lên forum và trang blog cũng là một cách để lấy backlink chất lượng với anchor text mà bạn muốn. Nếu forum hoặc blog được nhiều người coi trọng, backlink rất có giá trị. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, forum hoặc blog admin có thể chỉnh sửa bài viết của người đăng hay thậm chí là xóa nó nếu nó không phù hợp với điều khoản của forum hoặc blog. Bên cạnh đó, đôi khi nhân viên admin không cho phép link các bài đăng, trừ phi chúng liên quan tới nhau. Trong một vài trường hợp hiếm, chủ sở hữu forum hoặc blog có thể cấm các công cụ tìm kiếm khỏi việc đánh chỉ số chúng. Trong trường hợp như vậy, backlink không có ý nghĩa gì.
Một số khái niệm cơ bản cần biết về SEO
d. RSS Feeds: Người dùng có thể cung cấp miễn phí RSS feed đối với những trang yêu thích, khi các trang khác đăng tải RSS feed của bạn, bạn sẽ nhận được backlink về website của mình cùng rất nhiều khách truy cập tiềm năng. Họ sẽ truy cập vào trang của bạn để có thêm thông tin chi tiết về các headline và tiêu đề họ đã đọc được ở trang khác.
e. Phần mềm liên kết: Phần mềm liên kết cũng rất tốt trong việc kiếm thêm khách truy cập (và khách mua hàng) và để xây dựng backlink. Tuy nhiên, đây lại là một cách khá tốn kém bởi nhiệm vụ liên kết chỉ thành công trong khoảng 10 đến 30%. Tuy nhiên, nếu có phần mềm liên kết, tại sao bạn lại không thử dùng nó để lấy thêm backlink chất lượng?
f. Thông báo tin tức và ra thông cáo báo chí: Mặc dù đây không phải là cách xây dựng backlink hàng ngày phải thực hiện, nhưng cũng là một phương pháp mang lại kết quả tốt nếu sử dụng đúng cách. Có rất nhiều trang đăng tải tin tức và thông cáo báo chí một cách miễn phí hoặc với một mức phí nhỏ. Một bài viết chuyên nghiệp về sự kiện quan trọng nào đó có thể mang lại cho bạn rất nhiều khách truy cập và backlink từ những trang uy tín – một cách tốt để tăng SEO. Phần khó khăn nằm ở chỗ bạn không thể đưa ra một thông cáo báo chí nếu không có sự kiện gì đáng đưa lên mặt báo. Đó chính là lý do tại sao chúng tôi nói thông báo tin tức và thông cáo báo chí không phải là cách tiện lợi khi xây dựng backlink.

3.5 Các hoạt động sử dụng link nên tránh

Có rất nhiều điều phải nói trong những tháng gần đây về link tương tác. Trong một vài cập nhật gần đây của Google, link tương tác là một trong những mục tiêu của bộ lọc công cụ tìm kiếm. Rất nhiều webmaster đã thỏa thuận trao đổi link tương tác nhằm tăng thứ hạng xếp hạng của website. Trong một đường link trao đổi, webmaster này đặt một đường link trên website của họ chỉ tới website của webmaster khác và ngược lại. Rất nhiều đường link như vậy không có chút liên quan nào. Vậy nên, cùng với việc backlink không liên quan bị công cụ tìm kiếm phớt lờ, outbound link như vậy vẫn được tính nhưng lại làm hạ điểm phù hợp của các website. Điều này sẽ khiến một website lớn rớt hạng với Google.
Một số khái niệm cơ bản cần biết về SEO
Cách làm việc của Google cũng có điểm sáng tạo khi nó không chỉ xét đến sự phổ biến của website đang link tới mà còn tính tới độ tin cậy của site mà bạn link từ website của mình. Điều này có nghĩa là bạn chỉ gặp vấn đề với công cụ tìm kiếm khi link tới những trang xấu.
Rất nhiều webmaster sở hữu nhiều website. Đôi khi, những trang web này có liên quan tới nhau, đôi khi lại không. Người dùng cũng nên cẩn thận với việc kết nối nhiều website với nhau trên cùng một địa chỉ IP. Nếu bạn sở hữu 7 trang web liên quan tới nhau, sau đó link tới từng website đó trên một page có thể gây tổn hại cho bạn bởi công cụ tìm kiếm có thể xem xét bạn đang cố gắng thực hiện điều mờ ám. Rất nhiều webmaster cố gắng tạo backlink theo cách này và có quá nhiều link tới các site có chung địa chỉ IP giống như việc bom backlink.
Bên cạnh đó, một điều chắc chắn là liên kết giữa nhiều website không giúp người dùng thay đổi lập trường của công cụ tìm kiếm. Lý do duy nhất bạn muốn kết nối các site lại với nhau là để cung cấp cho khách truy cập thêm thông tin và nguồn để truy cập. Trong trường hợp này, có thể chấp nhận được nếu bạn cung cấp cho khách truy cập một đường link tới trang web khác, nhưng hãy cố gắng giữ tối thiểu các đường link liên kết có chung địa chỉ IP. Một hoặc 2 đường link trên một page có thể chấp nhận được.

4. Metatag

4.1 Meta tag là gì?

Meta tag – thẻ meta – được sử dụng để tổng kết thông tin trên một page của công cụ tìm kiếm. Thông tin này không trực tiếp hiển thị đối với những người truy cập website của bạn. Thẻ meta phổ biến nhất là từ khóa – meta keyword – và miêu tả – meta discription.
Một vài năm trước đây, thẻ meta là công cụ hàng đầu để tối ưu hóa công cụ tìm kiếm và có sự tương quan trực tiếp giữa từ khóa trong thẻ meta với thứ hạng trong kết quả tìm kiếm. Tuy nhiên, các thuật toán đã trở nên tốt hơn nhiều và tầm quan trọng của metadata đang giảm dần theo từng ngày.

4.2 Meta Description

Thẻ meta Description là một trong những cách để bạn có thể viết miêu tả cho trang của mình, từ đó cho công cụ tìm kiếm biết được đề tài và chủ đề nào liên quan tới website của bạn. Một số công cụ tìm kiếm (bao gồm cả Google) sử dụng những miêu tả này để giản lược danh sách trong trang kết quả tìm kiếm. Vậy nên, nếu thẻ meta description được viết tốt, bạn có thể thu hút được nhiều lưu lượng tới website của mình hơn.
Một số khái niệm cơ bản cần biết về SEO
Ví dụ, đối với một trang về nhận nuôi chó, thẻ meta description có thể như sau:

4.3 Meta Keyword

Khả năng tận dụng tag meta keyword là bao gồm một danh sách các từ khóa mà bạn cho rằng chúng có liên quan tới page của mình. Các công cụ tìm kiếm phổ biến sẽ không tính toán chúng, nhưng đây vẫn là cơ hội để bạn tập trung vào từ khóa chính. Người dùng có thể cho thêm cách viết thay thế (hoặc thậm chí là từ thay thế phổ biến của từ khóa bạn dùng) trong tag meta keyword. Đây có thể là một điều chỉnh nhỏ để tăng thứ hạng tìm kiếm nhưng không vì thế mà chúng ta lại bỏ qua.
Ví dụ:

4.4 Meta Robot

Trong tag này, người dùng sẽ phải xác định các page mình không muốn đánh chỉ số. Sự thật là trên site của bạn có những nội dung cần phải giữ ở đó nhưng không nhất thiết phải đánh chỉ số cho chúng. Liệt kê các page này trong tag meta robot là một cách để loại bỏ chúng khỏi việc bị đánh chỉ số. Cách khác là sử dụng file robots.txt và đây cũng là cách tốt để thực hiện công việc.
Ví dụ:

5. Nội dung là hàng đầu

Nếu bạn đang viết nội dung SEO dành cho cả công cụ tìm kiếm lẫn độc giả, việc tối ưu hóa chúng không hề khó chút nào. Tung ra một số từ khóa, sắp xếp chúng theo ngẫu nhiên và xem kết quả nhận được. Đôi khi một số người copy văn bản SEO lại quên mất việc này. Độc giả đọc văn bản của bạn và họ mong chờ một điều gì đó được trả lại so với quãng thời gian và sự quan tâm họ dành cho bạn. Họ muốn có được nội dung tốt và mong muốn của họ đã định hình về cách các công cụ tìm kiếm xếp hạng website của bạn.

5.1 Thế nào gọi là nội dung tốt?

Nội dung SEO tốt có 3 đặc điểm chính:
- Cung cấp thông tin hữu ích được thể hiện theo định dạng thu hút người đọc
- Tăng thứ hạng trong công cụ tìm kiếm
- Thu hút nhiều link từ các website khác
Chú ý rằng người đọc được xếp đầu trong danh sách. Website của bạn cần phải cung cấp thông tin giá trị cho khách truy cập và thực hiện việc này theo cách hấp dẫn nhất. Một vài site chỉ tập trung vào một chủ đề hạn hẹp và họ có thông tin phù hợp với chính bản thân họ. Bạn sẽ phải cạnh tranh. Tự làm mình nổi bật so với chúng bằng các phỏng vấn chuyên gia, danh sách đầy ý nghĩa và nguồn được nghiên cứu kỹ. Hãy cố gắng viết thật tốt hay nhờ ai đó có thể thực hiện việc này, sự đầu tư của bạn sẽ được trả lại bằng số lưu lượng truy cập tăng.
Một số khái niệm cơ bản cần biết về SEO
Mặc dù công cụ tìm kiếm không phải là khách hàng chính của bạn, họ vẫn ảnh hưởng tới xếp hạng trang. Ở những ngày đầu của SEO, sử dụng thẻ meta keyword-stuffed đã mang lại rất nhiều lưu lượng truy cập (Keyword Stuffing là thủ thuật liên quan đến các phần trong trang web lặp lại nhiều lần một từ khóa nhất định để gây ảnh hưởng lớn lên kết quả công cụ tìm kiếm). Mọi người không muốn dừng ở một trang có đầy lời hứa hẹn giảm giá vé máy bay cùng với đó là quảng cáo. Dẫu vậy, điều này cũng không có ảnh hưởng gì tới công cụ tìm kiếm. Mỗi lần thuật toán của công cụ tìm kiếm lặp lại, nó nhận được giá trị tốt hơn từ mớ lộn xộn, vậy nên người dùng cũng nên trang bị cho mình những kỹ thuật sắc bén. Thay vì tag meta, họ sử dụng keyword và dàn trải chúng qua một bài báo.
Vào tháng 4 năm 2011, thuật toán của Google đã thay đổi đã làm từ khóa và cụm từ khóa “spam” mất giá nhằm xác định giá trị của một website đối với người xem. Cập nhật này đã tạo ra làn sóng trên Internet. Từ những trang thương mại lớn cho tới các trang blog, công cụ tìm kiếm tăng thứ hạng của những trang có giá trị cao và thực hiện cắt giảm đối với những trang một thời dựa dẫm quá nhiều vào keyword-stuffing. Mặc dù từ khóa không bị mất giá trị nhưng giờ đây nó không còn là dấu hiệu duy nhất cho công cụ tìm kiếm.
Nếu từ khóa SEO đã bị giảm giá trị, link lại tăng giá trị. Nếu trang khác link tới trang của bạn với mục đích đọc, xoa dịu những tranh cãi hoặc xem văn bản đáng tin cậy, công cụ tìm kiếm sẽ xem xét trang của bạn là nơi người xem muốn ghé thăm. Điền trang web của bạn với link "mồi" sẽ giúp nhận được chú ý từ công cụ tìm kiếm và những ai sử dụng chúng. Cách tốt nhất để tạo đường link là sở hữu nội dung mới, mạnh mẽ. Các trang phương tiện truyền thông thậm chí còn cung cấp nhiều tin đồn hơn các page có nội dung lớn. Những đường link này cũng được tính, vậy nên hãy đoạt lấy chúng với các page có nhiều nội dung.

5.2 Viết nội dung SEO cho các công cụ tìm kiếm và cho mọi người

SEO giờ đây không còn mang ý nghĩa phát tán từ khóa giống như chúng ta ném đi những mẩu bánh mì nữa. Công cụ tìm kiếm mới nhất sẽ quét các page giống như khách truy cập vào trang của bạn. Jakob Nielsen, chuyên gia nghiên cứu về tương tác giữa người và máy tại trường đại học Technical University of Copenhagen, phát hiện ra rằng có tới 80% độc giả của một website đọc lướt trang đó thay vì đọc từng dòng một. Họ bỏ ra một phần nhỏ của một giây để quyết định liệu nó có đáng đọc hay không. Lập trình viên công cụ tìm kiếm vẫn sử dụng nghiên cứu này để điều chỉnh và phát minh ra các thuật toán cơ bản hơn và ý nghĩa hơn.
Điều có thể hấp dẫn được người đọc cũng có thể chiếm được chú ý từ công cụ tìm kiếm. Góc bên trái trên cùng của một trang là nơi có giá trị nhất bởi đó chính là địa điểm người đọc chú ý đầu tiên. Hãy đặt những thông tin quan trọng tại đó để các công cụ tìm kiếm và bạn đọc có thể thấy chúng ngay lập tức. Đây cũng là nơi tuyệt vời để đặt box đề mục và danh sách các mục tin.
Một số khái niệm cơ bản cần biết về SEO
Chữ đậm sẽ giúp mọi người và công cụ chú ý hơn, nhưng hãy nhớ sử dụng những tag này thật thận trọng. Có quá nhiều chữ đậm trông giống quảng cáo và khiến công cụ tìm kiếm đánh giá thấp trang của bạn. Tag HTML in nghiêng đậm nên dùng cho những khái niệm có ý nghĩa, không phải từ cần nhấn mạnh. In đậm từ “rất” hoặc in nghiêng từ “hơn” cũng chẳng có ý nghĩa gì với công cụ tìm kiếm, vậy nên hãy áp dụng các tag này đối với những khái niệm quan trọng và tiêu đề phụ.
Giờ đây, tìm kiếm sẽ hướng tới các thuật ngữ liên kết và cụm từ liên quan, không chỉ tập trung vào từ khóa. Một ai đó lấy nghĩa từ văn cảnh và dễ dàng phân biệt được từ “cắt” bởi nó áp dụng cho tóc với từ tương đương được áp dụng cho lưu trữ phim hoặc video game. Hãy để cho khách truy cập của bạn – cả người lẫn máy – biết được rõ ràng nghĩa của những gì mình đang đề cập tới. Trong ngôn ngữ SEO, hãy bao gồm cả các từ đồng nghĩa và thuật ngữ liên quan để công cụ tìm kiếm có thể nhận ra mục đích của website.
May mắn thay, vẫn có một cách để làm việc với những thuật nhữ ngư vậy trong nội dung của bạn mà không phải giám sát từ khóa và phần trăm cụm từ khóa: chỉ cần viết ra những gì mà người dùng thích đọc nhất. Nếu bạn viết cho độc giả, công cụ tìm kiếm sẽ thực hiện theo.

5.3 Kẻ thù của SEO – nội dung trùng, spam và bộ lọc

Bạn đang tìm hiểu về nội dung SEO hiện đại nên như thế nào. Tuy nhiên, một điều quan trọng không kém là hiểu rõ về những gì không nên. Nghiên cứu của Nielsen chỉ rõ những gì có thể giữ người đọc ở lại trang và những gì khiến họ phải rời trang. Công cụ tìm kiếm sẽ thu thập những thông tin như vậy và hạ xếp hạng hoặc loại bỏ chúng hoàn toàn khỏi xếp hạng.
Một số khái niệm cơ bản cần biết về SEO
Nội dung trùng có thể “đánh chìm” một website. Ngay cả khi nội dung trùng hợp pháp như các bài báo link toàn bộ từ nguồn tin tức và sử dụng quá nhiều trích dẫn sẽ làm hạ giá trị SEO của website. Độc giả không có bất kì lý do gì để truy cập một trang web đăng tải nội dung của những trang web khác. Xếp hạng trang sẽ giảm dần theo thời gian nếu bạn không đăng tải nội dung gốc.
Trong khi hạn chế số lượng nội dung trùng trên trang của mình, bạn cũng cần chú ý tới thời gian cung cấp thông tin. Xây dựng nội dung mới trên nền tảng của nội dung khác bất kì lúc nào có thể. Sẽ mất công hơn khi tổng kết và đồng hóa một tin tức hoặc sử dụng nó như một đường link với bài báo gốc. Tuy nhiên, thực hiện như vậy sẽ giúp trang của bạn có thể cải thiện thứ hạng. Nếu thêm giá trị phù hợp cùng bài viết sắc bén và đường link liên quan, bạn sẽ thấy thứ hạng của mình được cải thiện trong công cụ tìm kiếm.
Phương pháp cũ theo công thức từ khóa và đáp ứng được phần trăm từ khóa không chỉ đã lỗi thời mà nó còn hạ thấp xếp hạng trang của bạn một cách chủ động. Tải nhiều từ khóa là một dấu hiệu của trang web quảng cáo và công cụ tìm kiếm hiểu được điều này. Sử dụng từ liên quan và các cụm từ thích hợp để cải thiện khả năng nhận diện của chủ đề, đánh dấu trang của bạn trở nên giá trị hơn cũng như nâng cao giá trị công cụ tìm kiếm của nó. Văn bản đa dạng cũng giúp khách truy cập (người) dễ đọc hơn.
Nielsen phát hiện ra rằng độc giả thường xa lánh các website có nhiều cụm từ phụ. Rõ ràng, website có nội dung súc tích có giá trị cao hơn nhiều so với những trang có nhiều nội dung dàn trải. Cường điệu hóa và ngôn ngữ quảng cáo – ví dụ, miêu tả một sản phẩm là “tốt chưa từng có” hoặc “giải pháp hoàn hảo” - chẳng đóng góp được gì cho ý nghĩa của văn bản. Độc giả sẽ lọc ra nội dung dàn trải và phần mềm sẽ hạ xếp hạng đối với những site có quá nhiều nội dung như vậy. Do đó, bạn nên giảm thiểu chúng khỏi trang của mình.
Các công cụ tìm kiếm thay đổi thuật toán của họ thường xuyên để có thể cung cấp cho người dùng của mình có kết quả tìm kiếm phù hợp hơn. Cùng với đó, nghệ thuật SEO cũng thay đổi theo. Đối tượng duy nhất của văn bản web là độc giả của nó. Những page cung cấp tiểu thuyết, nội dung hấp dẫn được thể hiện trong định dạng thân thiện với người đọc sẽ được đứng đầu xếp hạng.
Hãy thử Similar Page Checker để kiểm tra sự giống nhau giữa 2 địa chỉ URL.
Trên đây là một số điểm cơ bản cần biết về backlink, meta tag và nội dung của văn bản. Ở phần tiếp theo của loạt bài về SEO này, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn các thông tin như tính năng bổ sung trực quan và SEO; URL tĩnh so với URL động; đẩy mạnh website để tăng lưu lượng truy cập.
Một số khái niệm cơ bản cần biết về SEO

BACK TO TOP